Phá sản doanh nghiệp có thể nói là điều cuối cùng buộc phải thực hiện mà không chủ thể nào mong muốn.
Nhằm tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản có thể tổ chức lại hoạt động kinh doanh, pháp luật hiện hành đã có các quy định về biện pháp cho phép các doanh nghiệp này thực hiện hòa giải với các chủ nợ và tiến hành nghiên cứu các phương án để phục hồi hoạt động.
Đây được xem là quan điểm tiến bộ, mang tính nhân đạo của pháp luật nước ta đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Vậy các biện pháp nào theo quy định để doanh nghiệp được phục hồi hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp này?
Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo.
MỤC LỤC
- Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Khoản 1, Điều 4 Luật Hợp tác xã 2014 quy định:
- 2. Trình tự thực hiện phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp phá sản
- 2.1. Quy trình xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp phá sản
- 2.2. Các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp phá sản
- 2.3. Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp phá sản
- 2.4. Điều kiện để phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hợp lệ
- 2. Trình tự thực hiện phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp phá sản
- Luật sư A&An ∼ Our Work. Your Success!
Căn cứ pháp lý
– Luật Phá sản 2014 và các văn bản hướng dẫn chi tiết hiện hành.
1. Phục hồi hoạt động kinh doanh cho Doanh nghiệp phá sản được hiểu như thế nào?
Căn cứ Khoản 1, Điều 4 Luật Hợp tác xã 2014 quy định:
“1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.”
Trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, những người sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án mở thủ tục phá sản, bao gồm:
– Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần;
– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng;
– Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã.
Khi đó, Thẩm phán được phân công tiến hành thủ tục phá sản sẽ tổ chức Hội nghị chủ nợ để thông qua các phương án phá sản doanh nghiệp, trong đó có phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Có thể nói phục hồi hoạt động kinh doanh là phương thức giải quyết phá sản mà Tòa án có thể tiến hành áp dụng sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản.
2. Trình tự thực hiện phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp phá sản
2.1. Quy trình xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp phá sản
Khi một doanh nghiệp đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản, mất khả năng thanh toán, thì chủ nợ sẽ là đối tượng chịu nhiều rủi ro về tài sản.
Chính vì vậy, để có thể đền bù được các khoản nợ đó, doanh nghiệp cần tiến hành phục hồi hoạt động kinh doanh bằng cách xây dựng phương án mà tại Điều 87 Luật Phá sản 2014, cụ thể:
“1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi ý kiến cho doanh nghiệp, hợp tác xã để hoàn thiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ, Ban đại diện chủ nợ (nếu có).
3. Ngay sau khi nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều này, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ báo cáo Thẩm phán.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán xem xét trước khi đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua.”
Theo đó, khả năng được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh này phải dựa vào ý chí của chủ nợ trên tinh thần thiện chí để các bên có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết chấp nhận áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
Theo đó, thẩm phán sẽ đưa ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh cho doanh nghiệp. Sau khi đã được chấp thuận, doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi kinh doanh để nộp cho Tòa án; trong đó phải nêu đầy đủ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh, điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ.
Ngoài ra, bất kỳ chủ nợ hay người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh thì đều có thể xây dựng dự thảo phương án phục hồi và nộp cho Tòa.
Dựa vào dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh đã nhận được, Thẩm phán sẽ cân nhắc và quyết định đưa ra cho hội nghị chủ nợ xem xét thông qua.
2.2. Các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp phá sản
Căn cứ tại Điều 88 Luật Phá sản 2014 về nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, có 08 biện pháp có thể áp dụng để phục hồi hoạt động kinh doanh, bao gồm:
a. Huy động vốn;
b. Giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ;
c. Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;
d. Đổi mới công nghệ sản xuất;
e. Tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất;
f. Bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác;
g. Bán hoặc cho thuê tài sản;
h. Các biện pháp khác không trái quy định của pháp luật.
2.3. Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp phá sản
Về thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được quy định tại Điều 89 Luật Phá sản 2014 cụ thể như sau:
“1. Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
2. Trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.”
Trong thời gian thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, cơ quan giám sát sẽ đứng ra phụ trách giám sát việc thực hiện này.
2.4. Điều kiện để phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hợp lệ
Căn cứ vào Điều 90 Luật Phá sản 2014 để xác định được điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:
“1. Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảo đảm.
Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến cụ thể về việc thông qua hoặc không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.”
Với quan điểm cứu giúp con nợ là giải pháp hữu hiệu cho bảo vệ lợi ích của chủ nợ, bảo vệ lợi ích của xã hội, pháp luật về phá sản nước ta đang dần chuyển sang mục tiêu mới là phục hồi Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hiện nay là một công cụ pháp lý hữu hiệu được nhiều nước áp dụng để giúp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có cơ hội “hồi sinh”.
Qua đó, doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh, tránh những tiêu cực bất ổn cho xã hội do phá sản gây ra như thất nghiệp, thị trường rối loạn, dây chuyền sản xuất trở thành phế liệu lãng phí.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về các biện pháp theo quy định để doanh nghiệp được phục hồi hoạt động kinh doanh. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.