Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 – Công ty Luật A&An

Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022

Năm 2022 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam với việc Quốc Hội thông qua và ban hành Luật Kinh doanh Bảo hiểm sửa đổi, bổ sung.

Luật mới không chỉ điều chỉnh các hoạt động bảo hiểm một cách chặt chẽ hơn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Những điểm mới trong luật này không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn nâng cao quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.

Bài viết này Luật sư A&An sẽ đi sâu vào những thay đổi đáng chú ý trong Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022, từ đó phân tích tác động của chúng đến các bên liên quan và những triển vọng trong tương lai.

Xin mời các Bạn tham khảo!

Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 – Công ty Luật A&An
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 – Công ty Luật A&An

Căn cứ pháp lý

1. Về đối tượng điều chỉnh

Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) không có điều khoản quy định cụ thể về đối tượng áp dụng luật.

Nhằm khắc phục hạn chế này, tại Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 đã quy định cụ thể 06 nhóm đối tượng áp dụng như Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài,…

Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 cũng đã quy định thêm các khái niệm mới về:

  • Hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
  • Nhượng tái bảo hiểm;
  • Doanh nghiệp tái bảo hiểm;
  • Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
  • Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài;
  • Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
  • Bảo hiểm vi mô;
  • Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
  • Đồng bảo hiểm.

2. Mở rộng thêm loại hình bảo hiểm và các hợp đồng bảo hiểm

Trước đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 chỉ quy định 02 loại hình bảo hiểm là: Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm phi nhân thọ.

Đến Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 thì có thêm một loại hình bảo hiểm nữa là Bảo hiểm sức khỏe (trước đó chỉ được quy định là một phần trong Bảo hiểm phi nhân thọ).

Đối với các loại hợp đồng bảo hiểm thì Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 chỉ quy định 03 loại, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm con người; Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Tuy nhiên đến Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, căn cứ vào Khoản 2 Điều 12 đã quy định đến 05 loại hợp hình bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe; Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.

Trước đây, Luật Kinh doanh hiểm sửa đổi, bổ sung 2010 tại Điều 7 quy định trực tiếp các loại nghiệp vụ bảo hiểm của từng loại hình bảo hiểm trong luật, tuy nhiên theo quy định luật Kinh doanh Bảo hiểm mới nhất 2022 thay vì quy định trực tiếp vào Luật thì các nhà làm luật đã giao lại cho Chính phủ quy định chi tiết các nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng với các loại hình bảo hiểm để đảm bảo được tính linh hoạt trong quá trình áp dụng luật trong thực tiễn.

3. Quy định chi tiết hơn các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp sau đây:

– Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

– Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

– Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;

– Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo;

– Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được;

– Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 của Luật này;

– Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép;

– Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

– Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 18 của Luật này.

4. Bổ sung quy định về bảo hiểm tạm thời trong bảo hiểm nhân thọ

Căn cứ Điều 36 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về trường hợp cấp bảo hiểm tạm thời trong bảo hiểm nhân thọ khi: Doanh nghiệp bảo hiểm cấp bảo hiểm tạm thời cho bên mua bảo hiểm kể từ thời điểm nhận được yêu cầu bảo hiểm và phí bảo hiểm tạm tính của bên mua bảo hiểm.

Thời hạn bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm tạm thời do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận.

Bảo hiểm tạm thời kết thúc sau khi doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận hoặc từ chối bảo hiểm hoặc trường hợp khác theo thỏa thuận.

5. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn tối đa 100% vốn điều lệ

Để chủ động thực hiện các cam kết quốc tế, Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 đã bổ sung quy định về việc thành lập chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.

Ví dụ: Điều 63 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 quy định về nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

Trong đó, căn cứ  Điều 68 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì các nhà làm luật cũng bổ sung quy định khẳng định nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu cổ phần, phần vốn góp đến 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm nhằm tạo sự rõ ràng, phù hợp với các cam kết của Việt Nam tại WTO và các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.

6. Bổ sung quy định về Bảo hiểm vi mô

Khoản 22 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đã định nghĩa:

Bảo hiểm vi mô là bảo hiểm hướng tới các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp nhằm bảo vệ họ trước những rủi ro về tính mạng, sức khỏe và tài sản.

Vậy Luật mới đã đưa ra định nghĩa về bảo hiểm vi mô, các điểm đặc trưng của sản phẩm bảo hiểm vi mô, theo đó, sản phẩm bảo hiểm vi mô phải được thiết kế đơn giản, hướng tới các nhu cầu bảo hiểm cơ bản, phí bảo hiểm thấp nhằm phù hợp với với nhu cầu và khả năng chi trả của mọi người dân đặc biệt là dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp, người yếu thế.

Căn cứ Khoản 1, Điều 2 Nghị định 21/2023/NĐ-CP thì Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 cho phép 02 tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô là “doanh nghiệp bảo hiểm” và “tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô”. Đây là hai tổ chức phổ biến nhất cung cấp bảo hiểm vi mô trên thế giới.

Mà theo Khoản 23, Điều 4 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 thì:

“Tổ chức tương hỗ cung cấp bảp hiểm vi mô là là tổ chức có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, do các thành viên hoặc tổ chức đại diện thành viên thành lập để triển khai bảo hiểm vi mô không vì mục đích lợi nhuận nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên tham gia bảo hiểm trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi tài sản hình thành từ hoạt động bảo hiểm vi mô.

Vậy thì tổ chức tương hỗ chỉ được cung cấp bảo hiểm giới hạn trong các thành viên của tổ chức với mục tiêu tương trợ giữa các thành viên cùng tham gia bảo hiểm.

Do đặc thù đó, tổ chức tương hỗ sẽ có các tiêu chuẩn, điều kiện thấp hơn do Chính phủ hướng dẫn, để đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với tình hình phát triển trong từng thời kỳ.

 Luật Kinh doanh bảo hiểm được xây dựng trên nguyên tắc các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh bảo hiểm vi mô sẽ được triển khai bảo hiểm vi mô nhằm khuyến khích sự tham gia không chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm mà cả các tổ chức khác vào việc phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô, đưa các sản phẩm bảo hiểm đến gần hơn với người nghèo, người có thu nhập thấp.

7. Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không được kinh doanh bất động sản

Căn cứ vào điểm a, khoản 3, Điều 99 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 quy định các doanh nghiệp không được phép thực hiện các hoạt động đầu tư sau:

“a) Kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp: mua cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán, chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng; mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ; cho thuê trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng; nắm giữ bất động sản do xử lý trái phiếu có bảo đảm bằng bất động sản, do đối trừ công nợ phải thu bằng bất động sản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nắm giữ;”Kể từ ngày 01/01/2028 (Điều 156 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022).

Để đảm bảo các công ty kinh doanh bảo hiểm không lách luật để đầu tư vào bất động sản, Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định không cho các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư kinh doanh bất động sản, trừ trường hợp mua cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán, chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng.

Nhưng vẫn cho họ đầu tư, sở hữu bất động sản để làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc, nếu không sử dụng hết vẫn có thể cho thuê.

Chúng ta đều biết rằng đầu tư kinh doanh bất động sản có thể sinh lời nhưng rủi ro rất cao, trong khi vốn của doanh nghiệp bảo hiểm là do phí của người tham gia bảo hiểm góp vào, nên để đảm bảo quyền lợi của khách hàng thì Luật không cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực rủi ro quá cao.

Có thể Bạn quan tâm:

Luật sư Tư vấn Doanh nghiệp - Luật sư Đà Nẵng
Luật sư Tư vấn Doanh nghiệp – Luật sư Đà Nẵng

8. Bãi bỏ Quỹ bảo vệ của người được bảo hiểm

Theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp DN bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, sau gần 12 năm trích nộp, Quỹ này chưa phải sử dụng lần nào và ít có khả năng phải sử dụng.

Vậy nên theo Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm 2022 mới nhất tại Điều 98 đã không còn quy định về Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm mà chỉ còn quy định về Quỹ dự trữ.

Cụ thể, Doanh nghiệp bảo hiểm, Doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn chủ sở hữu và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hằng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế cho đến khi bằng mức tối đa theo quy định của Chính phủ.

Mục đích thiết lập của 02 Quỹ này đều hướng tới bảo đảm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi mất khả năng thanh toán, góp phần bảo vệ người tham gia bảo hiểm.

Nhưng việc duy trì đồng thời cả 02 Quỹ là không cần thiết, tạo gánh nặng cho cả doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm vì số tiền trích nộp quỹ được tính theo tỷ lệ phần trăm của phí bảo hiểm do bên mua bảo hiểm đóng theo hợp đồng bảo hiểm.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 và những điểm mới.

Nếu Quý Khách hàng có bất kì khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An  Our Work. Your Success! 

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông – Công ty Luật A&An
Quy định về Hợp đồng Đào tạo Nghề - Công ty Luật A&An
Quy định về nghỉ phép năm của Người lao động – Công ty Luật A&An
Xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy – Công ty Luật A&An
Pháp luật về kinh doanh Vàng – Công ty Luật A&An
Hộ kinh doanh – Công ty Luật A&An
Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài – Công ty Luật A&An
Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh – Công ty Luật A&An
Thủ tục đầu tư ra Nước ngoài? - Công ty Luật A&An

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông – Công ty Luật A&An
Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông?
Xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy – Công ty Luật A&An
Mức xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy
Pháp luật về kinh doanh Vàng – Công ty Luật A&An
Pháp luật về kinh doanh Vàng
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 – Công ty Luật A&An
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022
Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài – Công ty Luật A&An
Thủ tục thành lập Công ty liên doanh Nước ngoài?
Thủ tục đầu tư ra Nước ngoài? - Công ty Luật A&An
Thủ tục Đầu tư ra Nước ngoài
Luật Hôn nhân và Gia đình về chia tài sản khi ly hôn – Công ty Luật A&An
Luật Hôn nhân và Gia đình về chia tài sản khi Ly hôn
Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng? – Công ty Luật A&An
Nghĩa vụ về tài sản vợ chồng?
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định như thế nào về tài sản sau hôn nhân? – Công ty Luật A&An
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định như thế nào về tài sản sau hôn nhân?
Thủ tục công chứng tài sản trước hôn nhân – Công ty Luật A&An
Thủ tục công chứng tài sản trước Hôn nhân

LUẬT SƯ

Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài – Công ty Luật A&An
Thủ tục thành lập Công ty liên doanh Nước ngoài?
Thủ tục đầu tư ra Nước ngoài? - Công ty Luật A&An
Thủ tục Đầu tư ra Nước ngoài
Luật Hôn nhân và Gia đình về chia tài sản khi ly hôn – Công ty Luật A&An
Luật Hôn nhân và Gia đình về chia tài sản khi Ly hôn
Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng? – Công ty Luật A&An
Nghĩa vụ về tài sản vợ chồng?
Thủ tục công chứng tài sản trước hôn nhân – Công ty Luật A&An
Thủ tục công chứng tài sản trước Hôn nhân
Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông – Công ty Luật A&An
Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông?
Quy định về Hợp đồng Đào tạo Nghề - Công ty Luật A&An
Quy định về Hợp đồng đào tạo nghề
Quy định về nghỉ phép năm của Người lao động – Công ty Luật A&An
Quy định về nghỉ phép năm của Người lao động?
Xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy – Công ty Luật A&An
Mức xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy
Pháp luật về kinh doanh Vàng – Công ty Luật A&An
Pháp luật về kinh doanh Vàng
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 – Công ty Luật A&An
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022
Hộ kinh doanh – Công ty Luật A&An
Pháp luật về Hộ kinh doanh
Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài – Công ty Luật A&An
Thủ tục thành lập Công ty liên doanh Nước ngoài?
Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh – Công ty Luật A&An
Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty
Thủ tục đầu tư ra Nước ngoài? - Công ty Luật A&An
Thủ tục Đầu tư ra Nước ngoài