Hiện nay, nhiều cá nhân, tổ chức tại Việt Nam có nhu cầu mở rộng thị trường đầu tư bằng cách đầu tư ra nước ngoài để mở rộng, phát triển kinh doanh, tìm kiếm cơ hội tại các thị trường mới trên khắp thế giới.
Việc đầu tư ra nước ngoài giúp mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên hoạt động đầu tư ra ngoài cũng gặp phải những khó khăn, rủi ro và thủ tục được quy định khá phức tạp.
Vậy thủ tục đầu tư ra nước ngoài được pháp luật Việt Nam hiện hành quy định như thế nào?
Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo!
MỤC LỤC
Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư năm 2020;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP;
- Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT.
1. Trước hết, đầu tư ra nước ngoài là gì?
Căn cứ theo Khoản 13, Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài như sau:
“Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.”
Vậy đầu tư ra nước ngoài có thể hiểu là việc đem vốn và tài sản để đầu tư sang một quốc gia khác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
2. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài và các vấn đề liên quan
2.1. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư năm 2020 quy định về hình thức đầu tư ra nước ngoài như sau:
Điều 52. Hình thức đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
c) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2.2. Các tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài
Các tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài được hướng dẫn bởi Điều 74 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
Điều 74. Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài
1. Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng với đối tác nước ngoài về việc đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài.
2. Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó, nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng hoặc tài liệu khác xác định việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế ở nước ngoài mà nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
3. Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nộp tài liệu xác định hình thức đầu tư đó theo quy định của pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
3. Các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư muốn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cần phải đáp ứng các điều kiện về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Điều 60 Luật Đầu tư năm 2020 như sau:
– Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Luật Đầu tư;
– Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh sau đây:
+ Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư;
+ Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư;
+ Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư;
+ Kinh doanh mại dâm;
+ Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
+ Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
+ Kinh doanh pháo nổ;
+ Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
– Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép;
– Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật Đầu tư;
– Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Có thể Bạn quan tâm:
- Dịch vụ Luật sư cho Doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp FDI thực hiện dự án bđs được thuê đất bao lâu?
- Các trường hợp nào được miễn Lệ phí Môn bài?
3. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài
Bước 1: Nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
– Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài (theo mẫu tại Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT);
– Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư, như là: CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân hoặc Giấy chứng nhận thành lập, ĐKKD để xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng đối với nhà đầu tư là cá nhân, Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất đối với nhà đầu tư là pháp nhân;
– Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật Đầu tư;
– Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép. Trường hợp nhà đầu tư lựa chọn nộp văn bản cam kết tự thu xếp ngoại tệ thì nộp kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư;
– Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư (Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 60 Luật Đầu tư 2020);
– Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài;
– Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài.
Lưu ý:
Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Báo chí, phát thanh, truyền hình, Kinh doanh bất động sản; nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
– Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội/Thủ tướng Chính phủ
+ Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
– Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
– Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
+ Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
– Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
– Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
Nhà đầu tư nộp hồ sơ trình Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Hồ sơ bao gồm:- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
– Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
– Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau:
+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
+ Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;
– Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài;
– Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Báo chí, phát thanh, truyền hình, Kinh doanh bất động sản, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
– Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư;
– Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài;
– Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài;
– Báo cáo về việc cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay trong trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung này;
– Tài liệu xác định việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh trong trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung nhà đầu tư cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay để thực hiện dự án đầu tư;
– Các tài liệu khác có liên quan.
Bước 2: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
– Đối với dự án cần Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định bằng văn bản về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
- Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài.
– Đối với dự án cần Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ.
- Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
- Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài.
– Đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Bước 4: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
– Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
– Có tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài.
Lưu ý:
+ Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan
+ Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về thủ tục đầu tư ra nước ngoài và các vấn đề liên quan.
Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.