Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

Người tâm thần kết hôn

Người mắc bệnh tâm thần có được phép kết hôn?

Việc kết hôn giữa hai bên nam, nữ nhằm mục đích xây dựng cuộc sống gia đình, thực hiện nghĩa vụ vợ chồng, yêu thương chăm sóc, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.

Vậy liệu điều này có đáp ứng được khi một trong hai bên kết hôn là người tâm thần? Thực tế cho thấy, nhiều cuộc hôn nhân của người có liên quan đến bệnh tâm thần đã không mang lại kết quả tích cực, nhiều trường hợp đã để lại những hậu quả đáng tiếc. Vậy hiện nay, pháp luật đang có quy định như thế nào đối với việc kết hôn của người tâm thần?

Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015;

Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.

1. Luật hiện hiện hành quy định về điều kiện kết hôn

Kết hôn là việc hai bên nam nữ tự quyết định dựa trên cơ sở tự nguyên.

Căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định chi tiết về các điều kiện kết hôn như sau:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại cácđiểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Đồng thời việc kết hôn không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn theo khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”

Vậy, theo các quy định trên, trường hợp nam, nữ là người mất năng lực hành vi dân sự thì không đủ điều kiện kết hôn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. Người mắc bệnh tâm thần có được phép kết hôn?

Căn cứ Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về “Mất năng lực hành vi dân sự” như sau:

Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Như vậy, khi một người mắc bệnh tâm thần thì không có nghĩa là người đó mất năng lực hành vi dân sự. Việc xác định một người có mất năng lực hành vi dân sự được quyết định bởi Tòa án trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Qua đó, trường hợp nam, nữ mắc bệnh lý tâm thần dẫn đến không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nhưng chưa được giám định tâm thần, chưa có quyết định công nhận mất năng lực hành vi dân sự thì vẫn đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nếu thoả mãn các điều kiện kết hôn khác theo quy định của Luật hôn nhân gia đình.

Song thực tế cho thấy, nhiều cuộc hôn nhân của người có liên quan đến bệnh tâm thần đã không duy trì được hạnh phúc, có trường hợp để lại những hậu quả đáng tiếc.

Đặc biệt, nếu các triệu chứng vẫn đang tồn tại, triệu chứng thường xuyên xuất hiện làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác, thì vấn đề kết hôn là không khả thi.

Ví dụ về vụ việc tranh chấp hôn nhân gia đình do bị mất năng lực hành vi dân sự:

Nguyên đơn: Anh Đặng Như T – sinh năm 1969 (Có mặt) Bị đơn: Chị Kiều Thị Q – sinh năm 1970 (bị mất năng lực hành vi dân sự).

Tóm tắt nội dung: “Anh Đặng Như T là bộ đội đóng quân trên huyện Ba Vì, Hà Nội còn chị Kiều Thị Q công tác tại Bệnh viện tâm thần Ba Thá, cuối tuần anh về với gia đình vợ con. Đến năm 2015 do bị ảnh hưởng từ công việc nên chị Q đã có những biểu hiện không bình thường, đồ đạc sinh hoạt trong nhà chị đem gửi nhà anh chị em ruột.

Trầm trọng hơn, trong lúc anh đang ngủ chị đã đốt nhà, dùng dao chém nhiều nhát vào người anh làm anh bị thương tích, tổn hại 52% sức khỏe. Sau khi sự việc anh phải đi chữa trị nhiều năm, còn chị cũng phải đi chữa bệnh tâm thần; từ đó, vợ chồng không còn quan tâm đến nhau nữa và sống ly thân từ đó đến nay. Nay, anh nhận thấy tình cảm vợ chồng không còn, để ổn định cuộc sống nên anh đề nghị được ly hôn với chị Q.”

Nhận định của Tòa án: “Anh Đặng Như T và chị Kiều Thị Q kết hôn trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn, là hôn nhân hợp pháp. Quá trình chung sống vợ chồng không có mâu thuẫn gì.

tuy nhiên, đến năm 2015 do chị Q mắc bệnh tâm thần nên đã gây thương tích cho anh T tổn hại 52% sức khỏe; anh Triền điều trị khỏi thương tích thì về sống cùng bố đẻ, còn chị Q phải điều trị bệnh tâm thần ở bệnh viện chuyên khoa rồi về nhà bố đẻ điều trị ngoại trú; từ đó đến nay vợ chồng sống ly thân.

Ngày 09/7/2019 Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa có Quyết định số 05/2019/QĐST-VDS tuyên bố chị Kiều Thị Q mất năng lực hành vi dân sự. Xét thực trạng cuộc sống chung của anh T và chị Q là không có hạnh phúc, từ nhiều năm nay không còn sống chung, mục đích hôn nhân không đạt được nên cần chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của anh T đối với chị Q theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình.”

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An vấn đề người mắc bệnh tâm thần có được phép kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành không.

Nếu quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An ~ Our Work. Your Success!

A&An
A&An
Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
tranh chấp đất đai

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết
Các dự án đầu tư về Bất động sản
Những Dự án không cần cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư
Quyền nuôi con
Các trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm con sau khi Ly hôn
Hủy chứng khoán niêm yết
14 Trường hợp bắt buộc Huỷ bỏ niêm yết đối với Cổ phiếu của Công ty Đại chúng

LUẬT SƯ

Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
tòa án giải quyết ly hôn
TOÀ ÁN NÀO GIẢI QUYẾT LY HÔN, 02 THỦ TỤC LY HÔN
ls dn
LUẬT SƯ – KHÔNG CHỈ LÀ MỘT “BÁC SĨ” CỦA DOANH NGHIỆP

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Luật sư tư vấn Hợp đồng thuê Nhà
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên