Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

Tẩu tán tài sản là gì?

Khi tham gia các giao dịch dân sự, các bên thường phát sinh nhiều tranh chấp, khi đó các bên có thể lựa chọn những cách thức để giải quyết tranh chấp, và một trong những cách đó là khởi kiện tại Tòa án yêu cầu giải quyết.

Sau khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật thi hành, bên bị thi hành án thường không thi hành bản án và có những hành vi nhằm chuyển dịch, tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của mình bằng nhiều hình thức như lập ra các giao dịch dân sự giả để nhằm tẩu tán tài sản, không thực hiện việc thi hành án.

Vậy tẩu tán tài sản là gì? Và xử lý về hành vi tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ như thế nào?

Trong bài viết này Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo!

Luật sư tư vấn - Công ty Luật A&An
Luật sư tư vấn – Công ty Luật A&An

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015;

Luật Thi hành án Dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014.

1. Tẩu tán tài sản là gì?

Tẩu tán tài sản có thể hiểu là hành vi xác lập các giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba. Theo đó, các giao dịch thường được lập để nhằm mục đích tẩu tán tài sản đó là giao dịch về mua bán, tặng cho, chuyển nhượng.

Tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ bằng cách tạo ra những giao dịch giả tạo. Hiện nay, rất khó để có thể chứng minh được hành vi tẩu tán tài sản vì ta cần phải xác định được các giao dịch của bên muốn trốn tránh nghĩa vụ là có phải là giao dịch giả tạo hay không. 

Giao dịch dân sự xuất phát từ ý chí của các bên, nó được xem là sự thỏa thuận của các bên được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự.

Vì vậy, dựa theo nguyên tắc này rất khó xác định được giao dịch dân sự mà các bên xác lập có phải là giao dịch dân sự giả tạo hay không. Do đó, việc xác định có hay không hành vi tẩu tán tài sản cũng gặp nhiều khó khăn nhất định.

2. Xử lý về hành vi tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ

Khi có đủ chứng cứ chứng minh được hành vi tẩu tán tài sản do nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba thì có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch là giả tạo.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo như sau: 

“Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”

Ngoài ra, Khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 cũng có quy định liên quan đến vấn đề này như sau:

Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

 Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

Trong trường hợp giao dịch khi bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được dùng để thi hành án thì không coi là tẩu tán tài sản.

Ngược lại, giao dịch khi bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được không được dùng để thi hành án và không dùng để thực hiện nghĩa vụ theo quy định thì sẽ bị coi là tẩu tán tài sản nếu tài sản đó là duy nhất hoặc nằm trong nhóm tài sản để thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp xác định được đó là hành vi có sự trốn tránh thực hiện nghĩa vụ, cá nhân có nghĩa vụ chứng minh giao dịch đối với tài sản (tài sản được xác định là đối tượng để thực hiện nghĩa vụ) nhằm trốn tránh nghĩa vụ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết để bảo vệ tài sản, trường hợp giao dịch được thực hiện với bên thứ ba thì đương sự có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo căn cứ Khoản 2 Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc Khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án Dân sự.

Như vậy, để áp dụng được quy định trên yêu cầu phải có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản tẩu tán để nhằm trốn tránh nghĩa vụ nhưng trên thực tế để có thể xác định chính xác điều này không phải là dễ dàng.

Tẩu tán tài sản là gì? - Luật sư Đà Nẵng
Tẩu tán tài sản là gì? – Luật sư Đà Nẵng

Bạn có thể tham khảo thêm:

3. Hậu quả pháp lý đối với hành vi tẩu tán tài sản

Khi giao dịch dân sự nhằm tẩu tán tài sản bị Tòa án tuyên là vô hiệu sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý được quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên trong trường hợp giao dịch tẩu tán tài sản bị Tòa án tuyên vô hiệu thì các bên trong giao dịch này sẽ không phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự kể từ thời điểm giao dịch được xác lập, bên cạnh đó các bên còn có nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu trước thời điểm có giao dịch diễn ra và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Khi thực hiện hành vi tẩu tán tài sản ngoài việc bị thu hồi tài sản để thực hiện nghĩa vụ thì người thực hiện hành vi này sẽ bị xác định là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự và bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật như sau:

Hành vi tẩu tán tài sản để nhằm không thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng căn cứ Điểm a, Khoản 5 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Hành vi tẩu tán tài sản để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ là một vấn đề rất khó giải quyết bởi hành vi tẩu tán tài sản thường được thực hiện dưới hình thức giao dịch dân sự vì vậy việc thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh các giao dịch dân sự đó là giả tạo không hề dễ dàng do đó gây khó khăn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của bên bị trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về vấn đề Xử lý đối với hành vi tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ và các vấn đề pháp lý liên quan.

Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
tranh chấp đất đai

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết
Các dự án đầu tư về Bất động sản
Những Dự án không cần cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư
Quyền nuôi con
Các trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm con sau khi Ly hôn
Hủy chứng khoán niêm yết
14 Trường hợp bắt buộc Huỷ bỏ niêm yết đối với Cổ phiếu của Công ty Đại chúng

LUẬT SƯ

Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
tòa án giải quyết ly hôn
TOÀ ÁN NÀO GIẢI QUYẾT LY HÔN, 02 THỦ TỤC LY HÔN
ls dn
LUẬT SƯ – KHÔNG CHỈ LÀ MỘT “BÁC SĨ” CỦA DOANH NGHIỆP

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Luật sư tư vấn Hợp đồng thuê Nhà
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên