Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

CHE GIẤU TỘI PHẠM CÓ CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?

Che giấu tội phạm

CHE GIẤU TỘI PHẠM CÓ CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Bộ luật Hình sự 2015, cơ quan lập pháp cho rằng, trong thực tế, việc những người trong gia đình che giấu hành vi phạm tội của người thân mình là điều dễ hiểu.

Điều này xuất phát từ tâm lý, đạo đức trong mối quan hệ ruột thịt và đây cũng là một phần đạo lý truyền thống của người Việt Nam, nên trong những trường hợp bình thường, những người thân như ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột thường che giấu hành vi phạm tội của con, em mình.

Vậy che dấu tội phạm là gì? Pháp luật hiện hành quy định trách nhiệm như thế nào trong trường hợp bao che người thân có hành vi phạm tội phạm?

Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

1. Thế nào là che giấu tội phạm

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về hành vi che giấu tội phạm, cụ thể như sau:

Điều 18. Che giấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.”

Theo đó, che dấu tội phạm là hành vi không hứa hẹn trước nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.

Pháp luật Hình sự - Công ty Luật A&An
Pháp luật Hình sự – Công ty Luật A&An

Qua thực tiễn điều tra, xét xử, có thể thấy hành vi “Che dấu tội phạm”quy định tại Điều 18 và “Không tố giác tội phạm” quy định tại Điều 19, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 có điểm tương đồng như đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp và đều có điều khoản miễn trách nhiệm hình sự cho một số đối tượng nhất định.

Song, 2 tội phạm này có một số điểm khác biệt như:

– “Che giấu tội phạm” là chỉ biết về hành vi phạm tội của người phạm tội đã xảy ra và không biết trước hay hứa hẹn gì với người phạm tội.

– Còn “Không tố giác tội phạm” là biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện hoặc đang xảy ra nhưng chọn cách không tố giác hoặc báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Hành vi “Che giấu tội phạm”chỉ thực hiện sau khi biết được một tội phạm khác đã xảy ra còn hành vi “Không tố giác tội phạm” được thực hiện ở bất cứ giai đoạn nào của tội phạm.

2. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi che giấu tội phạm

Căn cứ quy định tại Điều 389, BLHS 2015, sửa đổi 2017 về “Tội che giấu tội phạm”, những người có hành vi che giấu tội phạm thuộc một trong các tội phạm sau đây có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội che giấu tội phạm” với khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm, cụ thể:

– Các Tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại điều 108 đến điều 121, BLHS 2015, sửa đổi 2017, bao gồm:

+ Tội phản bội Tổ Quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội gián điệp; Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Tội bạo loạn; Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân;

+ Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội;

+ Tội phá hoại chính sách đoàn kết; Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phá rối an ninh;

+ Tội chống phá cơ sở giam giữ; Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.

– Các Tội xâm phạm đến tính mạng con người, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, bao gồm: Tội giết người, Tội hiếp dâm, Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, Tội mua bán người, Tội mua bán người dưới 16 tuổi, Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi, Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi, Tội mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

– Các Tội xâm phạm sở hữu, bao gồm: Tội cướp tài sản, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Tội trộm cắp tài sản, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

– Các Tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, bao gồm:

+ Tội buôn lậu, Tội vận chuyển trái phép hàng hóa vận chuyển qua biên giới, Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi; Tội đầu cơ; Tội lập quỹ trái phép.

+ Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng; hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng; Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả; Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác; Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Tội vi phạm quy địnhvề quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.

+ Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng; Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

– Tội hủy hoại rừng.

– Các Tội phạm về ma túy, bao gồm:

+ Tội sản xuất trái phép chất ma túy; Tội tàng trữ trái phép chất ma túy; Tội vận chuyển trái phép chất ma túy; Tội mua bán trái phép chất ma túy; Tội chiếm đoạt chất ma túy;

+ Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy;

+ Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy; Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

– Các Tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự cộng đồng, bao gồm:

Tội tổ chức đua xe trái phép; Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy; Tội khủng bố; Tội bắt cóc con tin; Tội cướp biển; Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia;

+ Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ;

+ Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc; Tội mua dâm người dưới 18 tuổi.

– Các tội phạm về chức vụ, bao gồm:

+ Tội tham ô tài sản; Tội nhận hối lộ; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

+ Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

+ Tội giả mạo trong công tác; Tội đưa hối lộ; Tội môi giới hối lộ.

– Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, bao gồm: Tội dùng nhục hình; Tội bức cung; Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử.

– Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, bao gồm: Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; Tội chống loài người; Tội phạm chiến tranh; Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê; Tội làm lính đánh thuê.

3. Các trường hợp loại trừ

Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể:

“2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”

Quy định trên thể hiện tính linh hoạt, thấu tình đạt lý của pháp luật nước ta trong những trường hợp bình thường, những người thân như ông bà, cha mẹ, v.v, thường che giấu hành vi phạm tội của con, em mình là điều dễ hiểu.

Pháp luật quy định miễn trách nhiệm hình sự cho những người này là rất hợp lý, tuy nhiên, đối với các vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, việc che giấu tội phạm có thể dẫn đến nhiều khó khăn, thậm chí dẫn đến bế tắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng, gây bất an cho xã hội khi tội phạm đặc biệt nguy hiểm còn tự do ngoài vòng pháp luật, nên pháp luật quy định những người che giấu tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia dù là người thân vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Qua đó, thể hiện tính răn đe, cũng như đánh vào tâm lý của những người thân khi có con em mình đang phạm tội, sự dung túng và bao che đó bỗng trở thành một con dao sắc bén cho kẻ thủ ác hoành hành.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An vấn đề trách nhiệm đối với hành vi che giấu tội phạm.

Nếu Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

A&An Law Firm
A&An Law Firm
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Hủy chứng khoán niêm yết
14 TRƯỜNG HỢP BẮT BUỘC HUỶ BỎ NIÊM YẾT ĐỐI VỚI CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
GPXD biển quảng cáo
03 TRƯỜNG HỢP PHẢI XIN GPXD CÔNG TRÌNH QUẢNG CÁO
Dự án tín dụng xanh
NHỮNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÀO ĐƯỢC CẤP TÍN DỤNG XANH?
Cho thuê lại lao động
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG, 20 CÔNG VIỆC ĐƯỢC CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
Pháp luật mới
CÔNG VĂN SỐ 1083/VKSTC-V9 GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHCÔNG VĂN SỐ 1083/VKSTC-V9 GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Một dự án Bất động sản (minh họa) - Công ty Luật A&An
DOANH NGHIỆP FDI THỰC HIỆN DỰ ÁN BĐS ĐƯỢC THUÊ ĐẤT BAO LÂU?
Giấy phép lao động
QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Một số loại tiền của Việt Nam
Doanh nghiệp có được góp vốn vào doanh nghiệp khác bằng Tiền mặt?
Thuế cho thuê nhà
CÁ NHÂN CHO THUÊ NHÀ Ở  PHẢI NỘP LOẠI THUẾ NÀO?
Huy động vốn
WEEKLY LAW NO. 24 - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

LUẬT SƯ

GPXD biển quảng cáo
03 TRƯỜNG HỢP PHẢI XIN GPXD CÔNG TRÌNH QUẢNG CÁO
Cho thuê lại lao động
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG, 20 CÔNG VIỆC ĐƯỢC CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
Pháp luật mới
CÔNG VĂN SỐ 1083/VKSTC-V9 GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHCÔNG VĂN SỐ 1083/VKSTC-V9 GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Giấy phép lao động
QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Một số loại tiền của Việt Nam
Doanh nghiệp có được góp vốn vào doanh nghiệp khác bằng Tiền mặt?
Thuế cho thuê nhà
CÁ NHÂN CHO THUÊ NHÀ Ở  PHẢI NỘP LOẠI THUẾ NÀO?
Huy động vốn
WEEKLY LAW NO. 24 - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Án lệ 69
Án lệ số 69/2023/AL về thẩm quyền của Trọng tài thương mại trong việc giải quyết tranh chấp thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh
Che giấu tội phạm
CHE GIẤU TỘI PHẠM CÓ CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?
Miễn lệ phí môn bài
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN LỆ PHÍ MÔN BÀI

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Hủy chứng khoán niêm yết
14 TRƯỜNG HỢP BẮT BUỘC HUỶ BỎ NIÊM YẾT ĐỐI VỚI CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
GPXD biển quảng cáo
03 TRƯỜNG HỢP PHẢI XIN GPXD CÔNG TRÌNH QUẢNG CÁO
Dự án tín dụng xanh
NHỮNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÀO ĐƯỢC CẤP TÍN DỤNG XANH?
Cho thuê lại lao động
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG, 20 CÔNG VIỆC ĐƯỢC CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
Pháp luật mới
CÔNG VĂN SỐ 1083/VKSTC-V9 GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHCÔNG VĂN SỐ 1083/VKSTC-V9 GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Một dự án Bất động sản (minh họa) - Công ty Luật A&An
DOANH NGHIỆP FDI THỰC HIỆN DỰ ÁN BĐS ĐƯỢC THUÊ ĐẤT BAO LÂU?
Giấy phép lao động
QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Một số loại tiền của Việt Nam
Doanh nghiệp có được góp vốn vào doanh nghiệp khác bằng Tiền mặt?
Thuế cho thuê nhà
CÁ NHÂN CHO THUÊ NHÀ Ở  PHẢI NỘP LOẠI THUẾ NÀO?
Huy động vốn
WEEKLY LAW NO. 24 - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ