Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

Giấy phép lao động

QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam muốn thuê người lao động nước ngoài phải hoàn tất các thủ tục xin phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động trước khi họ chính thức làm việc.

Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà thực tế một số công ty, chủ doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài làm việc mà không có giấy phép lao động hợp pháp khiến cả người lao động nước ngoài và doanh nghiệp đều bị phạt.

Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài? Doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài làm việc mà không có giấy phép bị xử lý như thế nào?

Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động 2019;

Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.;

Nghị định 152/2020/NĐ-CP về quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

1. Người lao động nước ngoài bắt buộc phải có giấy phép lao động

Căn cứ Điều 151, Bộ luật Lao động 2019 quy định điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

“1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp:

+ Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

+ Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

+ Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

+ Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

+ Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

+ Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.

+ Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.”

Như vậy, việc tuyển dụng người lao động nước ngoài đòi hỏi doanh nghiệp và người lao động phải đáp ứng nhiều điều kiện và chịu sự hạn chế, một trong những điều kiện quan trọng nhất đó là người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam thì phải có giấy phép lao động, trừ các trường hợp đã nêu.

Một nhân viên Văn phòng đang làm việc (minh họa) - Công ty Luật A&An
Một nhân viên Văn phòng đang làm việc (minh họa) – Công ty Luật A&An

2. Quy định cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

2.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới cho người lao động nước ngoài

Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới cho người nước ngoài, hồ sơ cụ thể bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu quy định. Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều địa điểm thì trong văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động phải liệt kê đầy đủ các địa điểm làm việc.
  • Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.
  • Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc đặc thù khác.
  • 02 ảnh màu (kích thước 04 cm x 06 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  • Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài khác như: văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục; hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài; hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm; văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ; văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

2.2. Quy trình cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về quy trình cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, cụ thể như sau:

  • Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài;
  • Đối với người nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

2.3. Thời hạn của giấy phép lao động

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, thời hạn của giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tối đa là 02 năm.

3. Xử phạt đối với người sử dụng người lao động nước ngoài làm việc không có giấy phép

3.1. Xử phạt đối với Người lao động

Căn cứ Khoản 3, Khoản 5, Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với vi phạm này như sau:

“Điều 32. Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:

a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;

b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.

4. Hình thức xử phạt bổ sung

Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”

Theo đó, trường hợp người lao động nước ngoài làm việc nhưng không có giấy phép lao động thì có thể bị xử phạt hành chính từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Đồng thời có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là trục xuất khỏi Việt Nam.

3.2. Xử phạt đối với Người sử dụng lao động

Căn cứ Khoản 4, Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với vi phạm này như sau:

“Điều 32. Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.”

Và quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

“Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Như vậy, tùy vào mức độ vi phạm mà người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 75 triệu đồng (mức phạt đối với cá nhân) hoặc từ 60 triệu đồng đến 150 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức).

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An quy định về giấy phép lao động cho người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam và xử phạt các trường hợp không có giấy phép lao động.

Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hoteline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

A&An Law Firm
A&An Law Firm
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Hủy chứng khoán niêm yết
14 TRƯỜNG HỢP BẮT BUỘC HUỶ BỎ NIÊM YẾT ĐỐI VỚI CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
GPXD biển quảng cáo
03 TRƯỜNG HỢP PHẢI XIN GPXD CÔNG TRÌNH QUẢNG CÁO
Dự án tín dụng xanh
NHỮNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÀO ĐƯỢC CẤP TÍN DỤNG XANH?
Cho thuê lại lao động
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG, 20 CÔNG VIỆC ĐƯỢC CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
Pháp luật mới
CÔNG VĂN SỐ 1083/VKSTC-V9 GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHCÔNG VĂN SỐ 1083/VKSTC-V9 GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Một dự án Bất động sản (minh họa) - Công ty Luật A&An
DOANH NGHIỆP FDI THỰC HIỆN DỰ ÁN BĐS ĐƯỢC THUÊ ĐẤT BAO LÂU?
Giấy phép lao động
QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Một số loại tiền của Việt Nam
Doanh nghiệp có được góp vốn vào doanh nghiệp khác bằng Tiền mặt?
Thuế cho thuê nhà
CÁ NHÂN CHO THUÊ NHÀ Ở  PHẢI NỘP LOẠI THUẾ NÀO?
Huy động vốn
WEEKLY LAW NO. 24 - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

LUẬT SƯ

GPXD biển quảng cáo
03 TRƯỜNG HỢP PHẢI XIN GPXD CÔNG TRÌNH QUẢNG CÁO
Cho thuê lại lao động
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG, 20 CÔNG VIỆC ĐƯỢC CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
Pháp luật mới
CÔNG VĂN SỐ 1083/VKSTC-V9 GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHCÔNG VĂN SỐ 1083/VKSTC-V9 GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Giấy phép lao động
QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Một số loại tiền của Việt Nam
Doanh nghiệp có được góp vốn vào doanh nghiệp khác bằng Tiền mặt?
Thuế cho thuê nhà
CÁ NHÂN CHO THUÊ NHÀ Ở  PHẢI NỘP LOẠI THUẾ NÀO?
Huy động vốn
WEEKLY LAW NO. 24 - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Án lệ 69
Án lệ số 69/2023/AL về thẩm quyền của Trọng tài thương mại trong việc giải quyết tranh chấp thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh
Che giấu tội phạm
CHE GIẤU TỘI PHẠM CÓ CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?
Miễn lệ phí môn bài
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN LỆ PHÍ MÔN BÀI

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Hủy chứng khoán niêm yết
14 TRƯỜNG HỢP BẮT BUỘC HUỶ BỎ NIÊM YẾT ĐỐI VỚI CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
GPXD biển quảng cáo
03 TRƯỜNG HỢP PHẢI XIN GPXD CÔNG TRÌNH QUẢNG CÁO
Dự án tín dụng xanh
NHỮNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÀO ĐƯỢC CẤP TÍN DỤNG XANH?
Cho thuê lại lao động
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG, 20 CÔNG VIỆC ĐƯỢC CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
Pháp luật mới
CÔNG VĂN SỐ 1083/VKSTC-V9 GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHCÔNG VĂN SỐ 1083/VKSTC-V9 GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Một dự án Bất động sản (minh họa) - Công ty Luật A&An
DOANH NGHIỆP FDI THỰC HIỆN DỰ ÁN BĐS ĐƯỢC THUÊ ĐẤT BAO LÂU?
Giấy phép lao động
QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Một số loại tiền của Việt Nam
Doanh nghiệp có được góp vốn vào doanh nghiệp khác bằng Tiền mặt?
Thuế cho thuê nhà
CÁ NHÂN CHO THUÊ NHÀ Ở  PHẢI NỘP LOẠI THUẾ NÀO?
Huy động vốn
WEEKLY LAW NO. 24 - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ