Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

Thế chấp quyền sở hữu trí tuệ

Thế chấp Tài sản là Quyền sở hữu trí tuệ

Quy định về thế chấp tài sản là Quyền sở hữu trí tuệ, thực tế hiện nay, ngoài danh mục tài sản cố định có giá trị thường dùng để thế chấp vay vốn, các doanh nghiệp sử dụng tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) như một tài sản đảm bảo cho quá trình thế chấp vay vốn. Qua đó, mở ra một cơ hội cho các cá nhân, doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp giải quyết khó khăn về vốn kinh doanh.

Vậy, pháp luật hiện hành có quy định như thế nào về việc thế chấp tài sản là quyền sở hữu trí tuệ? Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo.

the-chap-quyen-so-huu-tri-tue
the-chap-quyen-so-huu-tri-tue

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Luật Sở hữu Trí tuệ 2005, sửa đổi 2009;
  • Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
  • Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao Công nghệ.

Khái niệm tài sản là quyền Sở hữu Trí tuệ

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015 quy định về tài sản như sau:

“Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.”

Đồng thời, căn cứ Điều 115 BLDS 2015 quy định về Quyền tài sản, cụ thể:

“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”

Căn cứ các quy định trên, có thể nhận thấy quyền SHTT được xem là một dạng quyền tài sản và được công nhận là một loại tài sản theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam.

Căn cứ Khoản 1, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009 quy định về đối tượng quyền SHTT bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Các quy định hiện hành về thế chấp tài sản là quyền sở hữu trí tuệ

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Thế chấp tài sản như sau:

“Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Như đã phân tích, Quyền SHTT được xem là 1 loại tài sản nên cũng có thể trở thành một đối tượng để thế chấp. Việc thế chấp quyền SHTT mang đầy đủ các đặc điểm chung của thế chấp tài sản nói chung.

Đồng thời, tại Điều 17 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về việc thế chấp tài sản là quyền SHTT như sau:

“Điều 17. Quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ

Chủ sở hữu quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ được dùng quyền tài sản đối với đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ; quyền khác trị giá được bằng tiền phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”

Bên cạnh đó, quyền SHTT có thể trở thành tài sản bảo đảm cũng được ghi nhận tại Điều 11 Nghị định 76/2018/NĐ-CP:

“1. Các đối tượng sau đây được dùng làm tài sản bảo đảm cho giao dịch vay vốn để thực hiện các dự án khoa học và công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển sản xuất, kinh doanh từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:

a) Quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật khoa học và công nghệ, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công có thể xác định được giá trị là quyền tài sản;

b) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ có thể xác định được giá trị là quyền tài sản;

c) Quyền khác phát sinh từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật có thể xác định được giá trị là quyền tài sản.

2. Điều kiện, thủ tục sử dụng quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều này làm tài sản bảo đảm cho các giao dịch vay vốn đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và quy định quản lý, quy chế hoạt động của tổ chức cho vay vốn.”

Từ các quy định trên, có thể thấy quyền sở hữu trí tuệ có thể được thế chấp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cam kết. Tuy nhiên,  BLDS 2015 cho phép bên nhận thế chấp được xử lý tài sản thế chấp thông qua các phương thức chính là bán tài sản thế chấp để thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm (bán đấu giá hoặc tự bán tài sản); nhận chính tài sản thế chấp để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc các phương thức khác nếu các bên thoả thuận.

Để có thể áp dụng các phương thức xử lý này, quyền tài sản phát sinh từ quyền SHTT là đối tượng của hợp đồng thế chấp cũng giống như các loại tài sản khác là phải có khả năng chuyển giao được.

Vậy trường hợp nào quyền SHTT bị cấm hoặc hạn chế chuyển dịch?

Quyền SHTT mà pháp luật cấm hoặc hạn chế chuyển dịch quyền sở hữu theo quy định của Luật SHTT có thể sẽ không thể là đối tượng thế chấp, cụ thể nếu nó thuộc các trường hợp sau đây:

  • Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng. Do đó, chỉ dẫn địa lý không thể là đối tượng có thể thế chấp vì không thể chuyển giao trong các giao dịch dân sự.
  • Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Theo đó, trong trường hợp tên thương mại là tài sản thế chấp gắn việc thế chấp toàn bộ cơ sở kinh doanh và các hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó thì tên thương mại về nguyên tắc chung mới có thể thế chấp.
  • Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó. Theo đó, trong trường hợp nhãn hiệu là tài sản thế chấp thì bên nhận thế chấp phải đảm bảo các điều kiện nhất định đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về những quy định hiện hành về thế chấp tài sản là quyền sở hữu trí tuệ.

Nếu Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

Thế chấp quyền sở hữu trí tuệ
Thế chấp quyền sở hữu trí tuệ
Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết

LUẬT SƯ

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp Đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?