Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

Một nhà đầu tư nước ngoài (minh họa) - A&An Law Firm

Tài sản của Nhà đầu tư Nước ngoài có bị Quốc hữu hóa không?

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc thu hút và bảo vệ đầu tư nước ngoài là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sau khi chính thức gia nhập Tổ chức WTO vào năm 2007, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, nước ta đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo Tổng Cục thống kê Việt Nam, tính đến tháng 12/2023, đã có đến 3.288 dự án mới của các nhà đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt gần 20.19 tỷ USD.

Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng đặt ra nhiều thách thức cho Nhà nước trong việc quản lý và bảo vệ tài sản của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi phát sinh các tranh chấp pháp lý hoặc khi tài sản của nhà đầu tư nước ngoài gây ra các vấn đề liên quan đến an ninh, lợi ích quốc gia.

Vậy theo quy định hiện hành, tài sản của nhà đầu tư nước ngoài có thể bị quốc hữu hóa hay không?

Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo!

Cơ sở pháp lý

– Hiến pháp năm 2013;

Luật Đầu tư năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022).

1. Một số khái niệm liên quan

1.1. Khái niệm Nhà đầu tư nước ngoài

Theo Khoản 9, Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

9. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.”

Theo đó, Nhà đầu tư nước ngoài có thể là:

– Cá nhân có quốc tịch nước ngoài;

– Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài.

Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, Nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia đầu tư vào thị trường Việt Nam thì cần phải đáp ứng được các điều kiện tiếp cận thị trường, đăng ký đầu tư, tuân thủ quy định về ngành nghề đầu tư, kinh doanh, các quy định về thuế và hải quan.

1.2. Khái quát về quốc hữu hóa tài sản và ý nghĩa

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể định nghĩa về quốc hữu hóa. Tuy nhiên, theo từ điển Bách khoa ta có thể hiểu rằng quốc hữu hóa là việc chuyển quyền sở hữu các tư liệu sản xuất (tài sản là động sản và bất động sản) thuộc sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước.

Thông thường, việc quốc hữu hóa được thực hiện thông qua các biện pháp như tịch thu,sung công tài sản của tổ chức, cá nhân bị quốc hữu hoá.

Việc Nhà nước thực hiện việc quốc hữu hóa nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, đảm bảo an ninh trật tự, kiểm soát và quản lý hiệu quả các nguồn lực chiếc lược và nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước.

Đồng thời, nhằm để đối phó, hạn chế các rủi ro trong kinh doanh có thể phát sinh từ sự sở hữu tài sản bất hợp pháp của nhiều tổ chức, cá nhân.

2. Tài sản của Nhà đầu tư nước ngoài có thể bị quốc hữu hóa theo quy định pháp luật hay không?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Luật Đầu tư năm 2020, cụ thể như sau:

“Điều 10. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản

10. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

Bên cạnh đó, theo Khoản 3, Điều 51 Hiến pháp năm 2013 quy định:

Điều 51.

3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”

Căn cứ theo quy định trên, tài sản hợp pháp của cả nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước đều không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Nhà nước cam kết bảo đảm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư ổn định và tin cậy. Vậy nên, các nhà đầu tư không phải lo lắng về nguy cơ bị mất tài sản một cách không minh bạch hoặc bất hợp pháp khi lựa chọn đầu tư kinh doanh vào thị trường Việt Nam.

3. Các trường hợp ngoại lệ và điều kiện áp dụng

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 Luật Đầu tư năm 2020, cụ thể như sau:

Điều 10. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản

2. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan”

Bên cạnh đó, theo Khoản 2, Điều 32 Hiến pháp năm 2013 cũng có quy đinh:

Điều 32.

2. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Vậy, căn cứ theo các quy định trên, trong trường hợp cần thiết thì Nhà nước vẫn có quyền trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của nhà đầu tư nước ngoài và sẽ thanh toán, bồi thường một khoản tiền phù hợp cho nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc thanh toán hoặc bồi thường cho nhà đầu tư nước ngoài có thể được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài.

4. Một số bảo đảm của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

 4.1. Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài

Căn cứ Điều 12, Luật đầu tư 2020, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:

– Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;

– Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;

– Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

Một nhà đầu tư nước ngoài (minh họa) - A&An Law Firm
Một nhà đầu tư nước ngoài (minh họa) – A&An Law Firm

4.2. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

Căn cứ Điều 13, Luật đầu tư 2020 quy định Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật như sau:

“Điều 13. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cao hơn thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư, trừ ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 20 của Luật này.

2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư.

3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.

4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:

a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;.

b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;

c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.

5. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.”

Theo đó, trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cao hơn thì nhà đầu tư nước ngoài được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư, trừ ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An vấn đề tài sản của nhà đầu tư nước ngoài có bị quốc hữu hóa theo quy định hay không.

Nếu Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An  Our Work. Your Success!

A&An Law Firm
A&An Law Firm
Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết

LUẬT SƯ

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp Đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?