Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ NUÔI CHÓ, MÈO TRONG CHUNG CƯ?

Trong xã hội ngày càng hiện đại, xu hướng nuôi thú cưng trở thành sở thích của rất nhiều người.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, việc nuôi chó, mèo trong chung cư đang là một chủ đề đáng quan tâm và gây nhiều tranh cãi. Bởi với không gian sống hạn chế và sự hiện diện của nhiều cư dân trong cùng một tòa nhà, tranh cãi thường phát sinh từ việc chó, mèo gây tiếng ồn, phóng uế tại khu sinh hoạt chung; chó, mèo không được rọ mõm gây mất an toàn; thậm chí chính chó, mèo là nguyên nhân gây ra mầm bệnh.

Vì vậy, điều mà nhiều người quan tâm là pháp luật hiện hành có quy định nào cấm hoặc hạn chế việc nuôi chó, mèo trong môi trường chung cư hay không?

Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo!

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015;

Luật Chăn nuôi 2018;

– Nghị định 99/2015/NĐ-CP;

– Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT;

– Thông tư số 03/2021/TT-BXD;

– Nghị định số 99/2015/NĐ-CP;

– Công văn số 176/BXD-QLN;

– Nghị định 144/2021/NĐ-CP;

– Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT;

Nghị định 04/2020/NĐ-CP.

1. Một số khái niệm liên quan

1.1. Chung cư là gì?

Căn cứ tiểu mục 1.4.1, Mục 1 Thông tư số 03/2021/TT-BXD quy định về nhà chung cư như sau:

Nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chunghệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp...”.

Theo đó, chúng ta có thể hiểu “nhà chung cư” là một loại hình nhà ở có từ 02 tầng trở lên, được chia thành nhiều căn hộ và chia sẻ các tiện ích chung như lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng. Những căn hộ trong chung cư có thể thuộc sở hữu riêng của từng gia đình hoặc là phần sở hữu chung của cả tòa nhà.

Các chung cư được xây dựng với hai mục đích chính. Trước tiên, nhà chung cư được xây dựng với mục đích cung cấp nơi ở cho cư dân. Thứ hai, nhà chung cư được xây dựng với mục đích sử dụng hỗn hợp, đây là những chung cư kết hợp giữa mục đích ở và mục đích thương mại.

1.2. Chó, mèo thuộc loại vật nuôi nào?

Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số: 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi phân loại vật nuôi (gia súc, gia cầm, động vật khác) thì chó, mèo được xếp vào loại động vật khác.

Đồng thời, căn cứ theo Công văn số 176/BXD-QLN của Bộ Xây dựng ngày 18/01/2021 đưa ra khẳng định sau:

“Theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 của Luật Chăn nuôi 2018 thì: Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số: 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi thì chó, mèo được xếp vào loại động vật khác, không thuộc danh mục gia súc, gia cầm.”

Như vậy, từ các quy định pháp lý trên có thể hiểu rằng chó, mèo thuộc loại động vật khác.

2. Có được nuôi chó, mèo trong nhà chung cư không?

Căn cứ khoản 3, Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định Các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư như sau:

“Điều 35. Các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư

3. Chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư.”

Ngoài ra, căn cứ Công văn số 176/BXD-QLN của Bộ Xây dựng ngày 18/01/2021 cũng chỉ ra rằng việc nuôi chó, mèo trong nhà chung cư không thuộc hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, tại mỗi nhà chung cư thì các chủ sở hữu, người sử dụng phải tuân thủ các quy định trong bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua để bảo đảm việc sử dụng nhà chung cư an toàn, văn minh.

Theo đó, pháp luật chỉ cấm việc chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư. Chó, mèo thuộc loại đông vật khác không phải gia súc nên pháp luật không cấm việc nuôi chó, mèo trong chung cư. Tuy nhiên, việc nuôi chó, mèo dựa vào nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư, nếu trong nội quy của chung cư không cho phép thì cũng không được nuôi chó, mèo tại chung cư đó.

3. Nuôi chó, mèo trong chung cư cần phải tuân thủ những gì?

Từ những quy định pháp lý trên, có thể thấy rằng pháp luật không cấm nuôi chó, mèo trong nhà chung cư. Tuy nhiên, để có thể tận hưởng niềm vui của việc nuôi chó, mèo trong chung cư mà không gây phiền hà cho hàng xóm và duy trì một môi trường sống chung hài hòa thì phải đảm bảo theo các quy định sau:

Căn cứ Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về việc quản lý nuôi chó mèo quy định như sau:

“Điều 66. Quản lý nuôi chó, mèo

Chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y;

2. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y;

3. Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y;

4. Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ khoản 2 Phụ lục 15 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT thì người nuôi chó, mèo trong nhà chung cư phải đảm bảo thực hiện các quy định sau:

“2. Quy định về quản lý chó, mèo nuôi để phòng bệnh Dại

2.1. Đối với chủ nuôi chó, mèo (gọi chung là chủ vật nuôi)

a) Phải đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư;

b) Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt;

c) Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh;

d) Chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định;

đ) Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.”

Một bạn trẻ đang đùa giỡ với thú cưng (Minh họa) - Công ty Luật A&An
Một bạn trẻ đang chơi với thú cưng (chó) (Minh họa) – Công ty Luật A&An

Theo đó, chủ của chó, mèo được nuôi trong nhà chung cư phải tuân thủ các quy định đã nêu để thể hiện trách nhiệm và ý thức của người nuôi chó, mèo; đồng thời tạo nên môi trường sống an toàn và bền vững cho cả chó, mèo và con người.

4. Các trường hợp bị xử phạt đối khi nuôi chó, mèo trong nhà chung cư

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng. Theo đó, người nuôi chó mèo nhưng thả rông trong khu vực công cộng tại chung cư sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP có quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Căn cứ Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, theo đó nếu để chó, mèo tấn công người khác mà xảy ra thiệt hại sức khỏe của họ thì người chủ nuôi chó mèo phải bồi thường cho người bị tấn công các chi phí như Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, v.v… cùng với một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu./.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An vấn đề có được nuôi chó, mèo trong nhà chung cư không.

Nếu Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết

LUẬT SƯ

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp Đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?