Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

ÔNG BÀ CÓ QUYỀN CAN THIỆP VÀO QUYỀN THĂM CON, CHĂM SÓC CON KHÔNG

Cha mẹ sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi dưỡng con cái theo luật vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con cái của mình như thăm nom, chăm sóc con. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp ông bà nội ngoại lại can thiệp vào quyền thăm nom, chăm sóc con của cha mẹ này. Câu hỏi đặt ra ở đây là ông bà có quyền can thiệp vào quyền thăm con, chăm sóc con hay không? Pháp luật hiện hành quy định về việc này như thế nào? Bài viết dưới đây Công ty A&An xin giải đáp thắc mắc này cho các bạn.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;

– Bộ luật Dân sự 2015.

1. Các quy định của pháp luật liên quan

Khi ly hôn, pháp luật luôn đảm bảo nguyên tắc ưu tiên việc vợ chồng tự, thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng, cấp dưỡng, thăm nuôi và chăm sóc con. Trừ trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định. Như vậy, một trong hai vợ chồng sẽ là người trực tiếp nuôi con, người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng, đồng thời có quyền và nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc và giáo dục con.

Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

+  Người thân thích: Là những người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời như: Ông, bà, cô, gì, chú, bác, v.v.

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

Ngoài ra, đối với con là người chưa thành niên, Bộ luật Dân sự 2015 có các quy định liên quan đối với việc xác định người đại diện, người giám hộ của các cháu như sau: Về những Người được giám hộ tại Điểm a, Điểm b, Khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.

Đối với xác định Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

(1) Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

(2) Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

(3) Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Do đó, ông bà sẽ là người giám hộ, chăm sóc, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái trong trường hợp không có cha mẹ hoặc không có anh chị em hoặc có anh chị em nhưng không đủ điều kiện giám hộ như trên.

2. Quyền thăm nom, chăm sóc con cái quy định như thế nào?

Điều 83 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

– Người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Quyền và nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu được quy định như thế nào?

Khoản 1 Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu như sau:

Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này (Quyền, nghĩa vụ của anh chị em) thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu’’.

Ở đây, theo quy định trên thì ông bà được xác định là người thứ ba thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con thay thế cho cha mẹ và anh chị em của các cháu trong một số trường hợp nhất định. Pháp luật Việt Nam thừa nhận quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cháu của ông bà ở hàng thứ ba và có thể phát sinh trong các trường hợp sau:

– Trường hợp cha mẹ mất và con không nhận được sự chăm sóc của anh, chị, em, có thể là do không có anh, chị, em hoặc là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.

– Trường hợp, khi cha mẹ của cháu không có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con (do cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên hoặc do cha mẹ không có điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con mà anh, chị cháu không đủ điều kiện để chăm sóc.

Như vậy trong trường hợp này thì ông bà vẫn có quyền can thiệp vào quyền thăm nom, chăm sóc con cái nếu như bố mẹ không có điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng con cái trong trường hợp bị hạn chế quyền nuôi con.

Như vậy có thể thấy rằng, người thực hiện quyền nuôi con của họ thì không ai có quyền cản trở. Điều này đồng nghĩa với việc ông bà sẽ không được phép can thiệp vào quyền thăm nom, chăm sóc con cái của vợ chồng. Trường hợp xét thấy người không trực tiếp nuôi dưỡng con cái có những hành vi lạm dụng quyền thăm nom, chăm sóc con cái, làm ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của các cháu, gây ảnh hưởng tới lợi ích của con cái thì lúc đó ông bà có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết hạn chế một số quyền thăm nom, chăm sóc con của người đó. Ngoài ra, ông bà cũng thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu trong một số trường hợp nhất định như đã nêu trên.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về vấn đề ông bà có quyền can thiệp vào quyền thăm nom, chăm sóc con không? Nếu Quý khách hàng có bất kì khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success! ∼                           

             

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết

LUẬT SƯ

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp Đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?