Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN LÀ GÌ?

Hợp đồng vận chuyển ngày càng phổ biến vì nhu cầu lưu thông hàng hóa ngày càng tăng trong nền kinh tế hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, thương mại. Hầu hết các hoạt động kinh doanh đều phải liên quan đến vận chuyển hàng hóa, từ sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, bán lẻ, bán sỉ, đến chuyển phát nhanh. Việc ký kết hợp đồng vận chuyển giúp cho các bên tham gia đảm bảo sự minh bạch về quyền và nghĩa vụ, ràng buộc rõ ràng trách nhiệm của các bên trong các giao dịch hợp đồng. Vậy hợp đồng vận chuyển là gì? Nội dung của hợp đồng vận chuyển gồm những nội dung gì? Quyền và nghĩa vụ các bên thế nào? Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về các vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Dân sự 2015.

1. Trước hết, hợp đồng là gì

Theo Điều 385, hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Nội dung của hợp đồng thường bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

– Đối tượng của hợp đồng;

– Số lượng, chất lượng;

– Giá, phương thức thanh toán;

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên;

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

– Phương thức giải quyết tranh chấp.

2. Một số hợp đồng vận chuyển thường gặp

2.1. Hợp đồng vận chuyển hành khách

Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.

Đối với hợp đồng vận chuyển hành khách thì đối tượng vận chuyển là hành khách là cá nhân đi trên các phương tiện giao thông vận tải có mua vé hợp lệ.
Hình thức hợp đồng vận chuyển hành khách:

– Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

– Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên.

2.2. Hợp đồng vận chuyển tài sản

Hợp đồng vận chuyển tài sản Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

Đối với hợp đồng vận chuyển tài sản thì đối tượng vận chuyển thông thường là hàng hóa.

Hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản:

– Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

– Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên.

3. Quyền và nghĩa vụ các bên

3.1. Đối với hợp đồng vận chuyển hành khách

a. Về nghĩa vụ của bên vận chuyển:

– Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải.

– Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thỏa thuận.

– Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.

– Hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

b. Về quyền của bên vận chuyển

– Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý mang theo người vượt quá mức quy định.

– Từ chối chuyên chở hành khách trong trường hợp được quy định tại Điều này

c. Về nghĩa vụ của hành khách

– Trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý vượt quá mức quy định và tự bảo quản hành lý mang theo người.

– Có mặt tại điểm xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận.

–  Tôn trọng, chấp hành đúng quy định của bên vận chuyển và quy định khác về bảo đảm an toàn giao thông.

d. Về quyền của hành khách

– Yêu cầu được chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị theo cước phí vận chuyển với lộ trình đã thỏa thuận.

–  Được miễn cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay trong hạn mức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

–  Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên vận chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận.

– Nhận lại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường hợp pháp luật quy định hoặc theo thỏa thuận.

– Nhận hành lý tại địa điểm đã thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình. Yêu cầu tạm dừng hành trình trong thời hạn và theo thủ tục do pháp luật quy định.

3.2. Đối với hợp đồng vận chuyển tài sản

a. Nghĩa vụ của bên vận chuyển

– Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn.

– Giao tài sản cho người có quyền nhận.

– Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

– Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

b. Quyền của bên vận chuyển

– Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác.

– Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng.

– Yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn.

– Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết.

c. Nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển

– Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển theo đúng thời hạn, phương thức đã thỏa thuận.

– Cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển để bảo đảm an toàn cho tài sản vận chuyển.

– Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thỏa thuận. Trường hợp bên thuê vận chuyển trông coi tài sản mà tài sản bị mất, hư hỏng thì không được bồi thường.

d. Quyền của bên thuê vận chuyển

– Yêu cầu bên vận chuyển chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thỏa thuận.

– Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển.

4. Hợp đồng vận chuyển phải có nội dung nào

Theo Điều 15 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa, cụ thể:

– Hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa (bằng văn bản giấy hoặc điện tử) là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng; theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách hoặc người thuê vận tải phải thanh toán cước phí vận chuyển.

– Hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung tối thiểu sau:

+ Thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng: Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng;

+ Thông tin về lái xe: Họ và tên, số điện thoại;

+ Thông tin về hành khách hoặc người thuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có);

+ Thông tin về xe: Biển kiểm soát xe và sức chứa (trọng tải);

+ Thông tin về thực hiện hợp đồng: Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ); địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hành trình vận chuyển; cự ly của hành trình vận chuyển (km); số lượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận chuyển);

+ Thông tin về giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;

+ Quy định về trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển, trong đó thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước; quyền, nghĩa vụ của bên vận chuyển, hành khách hoặc người thuê vận tải; số điện thoại liên hệ tiếp nhận giải quyết phản ánh, khiếu nại, tố cáo của hành khách; cam kết trách nhiệm thực hiện hợp đồng và quy định về đền bù thiệt hại cho người thuê vận tải, hành khách.

– Thông tin tối thiểu của hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, cung cấp cho lực lượng chức năng có thẩm quyền; cung cấp cho cơ quan quản lý giá, cơ quan Thuế, Công an, Thanh tra giao thông khi có yêu cầu.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về hợp đồng vận chuyển và các vấn đề liên quan. Nếu Quý khách hàng có bất kì khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An  Our work. Your success! 

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Nhà ở thương mại

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết
Các dự án đầu tư về Bất động sản
Những Dự án không cần cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư
Quyền nuôi con
Các trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm con sau khi Ly hôn
Hủy chứng khoán niêm yết
14 Trường hợp bắt buộc Huỷ bỏ niêm yết đối với Cổ phiếu của Công ty Đại chúng

LUẬT SƯ

Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
tòa án giải quyết ly hôn
TOÀ ÁN NÀO GIẢI QUYẾT LY HÔN, 02 THỦ TỤC LY HÔN
ls dn
LUẬT SƯ – KHÔNG CHỈ LÀ MỘT “BÁC SĨ” CỦA DOANH NGHIỆP

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Luật sư tư vấn Hợp đồng thuê Nhà
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên