Trong bối cảnh nền Kinh tế – Xã hội ngày càng phát triển, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nhưng chưa hiểu rõ các quy định trong việc đăng ký ngành nghề kinh doanh, thay đổi ngành nghề kinh doanh dẫn đến những vướng mắc, rắc rối không đáng có.
Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo!
MỤC LỤC
Căn cứ pháp lý
– Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
1. Trước hết, Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp về ngành nghề kinh doanh được quy định thế nào
Căn cứ Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của doanh nghiệp, cụ thể”
“1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có các nghĩa vụ sau đây:
“1. Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
3. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
4. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, doanh nghiệp có quyền được tự do lựa chọn ngành nghề mà mình kinh doanh miễn là không kinh doanh ngành nghề pháp luật cấm.
Tuy nhiên, đối với các ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ kiều kiện mới được kinh doanh.
Đồng thời, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
Có thể Bạn quan tâm:
- Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
- Pháp luật về Hộ kinh doanh;
- Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài.
2. Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề chưa được đăng ký có bị xử phạt?
Đối với trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
“Điều 31. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp:
1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
c) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.”
Căn cứ quy định trên, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kinh doanh ngành nghề không có trong GCN đăng ký kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp thay đổi ngành nghề kinh doanh nhưng không thông báo sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 49 Nghị định 122/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như sau:
“Điều 49. Vi phạm về thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 01 ngày đến 10 ngày.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 11 ngày đến 30 ngày.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 31 ngày đến 90 ngày.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 91 ngày trở lên.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa thông báo thay đổi theo quy định;
b) Buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.”
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề nhưng không đăng ký, quá thời hạn quy định mà không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh có thể bị phạt tiền đến 30.000.000 đồng, đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về vấn đề Doanh nghiệp có bị xử phạt khi kinh doanh ngành nghề mà không đăng ký không và các vấn đề liên quan.
Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.