Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

CÁ NHÂN NHẬP CẢNH TRÁI PHÉP BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Trong những năm vừa qua, nhất là thời kỳ bùng phát đại dịch Covid 19, thực trạng nhiều người tổ chức đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam diễn ra vô cùng phức tạp. Thực trạng này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của đất nước mà còn gây hoang mang trong quần chúng, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào năng lực quản lý, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Vậy theo quy định hiện hành, việc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị xử phạt như thế nào? Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);

– Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019;

– Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi, bổ sung 2019);

– Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

1. Khái niệm hoạt động nhập cảnh trái phép

Căn cứ  Khoản 2, Điều 2 của Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định:

2. Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.”

Căn cứ tại Khoản 4, Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi, bổ sung 2019) quy định:

“4. Nhập cảnh là việc người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

Căn cứ các quy định trên, hành vi nhập cảnh trái phép là việc Công dân Việt Nam hoặc người không có quốc tịch Việt Nam từ bên ngoài biên giới Việt Nam đi vào lãnh thổ Việt Nam mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trái với những quy định pháp luật về xuất nhập cảnh của nước Việt Nam. Đây là hành vi cố ý có tính nguy hiểm cao cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến chế độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Các cá nhân này đã sử dụng những phương pháp, phương tiện, thủ đoạn khác nhau như lén lút, trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng xuất cảnh, nhập cảnh hay sử dụng giấy tờ giả để thực hiện hành vi nhập cảnh một cách trái phép.

Ngoài ra, hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, cụ thể:

Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

6. Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.

Đối với người nước ngoài, căn cứ theo Khoản 3, Điều 5 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi, bổ sung 2019) quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người nước ngoài nhập cảnh tại Việt Nam, cụ thể:

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

3. Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

2. Biện pháp xử lý vi phạm đối với hành vi xuất nhập cảnh trái phép của cá nhân

Cá nhân có hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.1. Xử phạt hành chính

Tuỳ vào cách thức nhập cảnh trái phép mà Cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3,4,6,7,  Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:

“3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật;

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam giả hoặc thẻ ABTC giả;

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

c) Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

“7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

Bên cạnh đó, đối với các trường hợp nêu trên còn bị xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 8 điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

“8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;

2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm, người có hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép”  quy định tại điều 347 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cụ thể:

Điều 347. Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép

Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Theo đó, người nào nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 50.000.000 hoặc phạt tù từ 06 đến 03 năm.

Ngoài ra, người nào có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có thể bị truy tố về “Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép” theo quy định tại Điều 348 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cụ thể:

“Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép

1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với từ 05 người đến 10 người;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

a) Đối với 11 người trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết người.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo đó, người vì vụ lợi mà tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có thể bị phạt tù đến 15 năm, còn có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An vấn đề: “Cá nhân nhập cảnh trái phép bị xử phạt như thế nào?” Nếu quý khách hàng có bất kì khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An ~ Our Work. Your Success!

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết

LUẬT SƯ

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp Đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?