Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

Hủy việc kết hôn trái pháp luật

Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?

Hôn nhân là một sự kiện quan trọng, đánh dấu cột mốc mới trong đời sống mỗi người. Tuy nhiên, không phải mọi cuộc hôn nhân đều diễn ra hợp pháp và bền vững.

Có những trường hợp kết hôn trái pháp luật, vi phạm các điều kiện và quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho các bên liên quan.

Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Đây là quy định quan trọng nhằm bảo vệ hôn nhân hợp pháp, trật tự xã hội, đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các cá nhân trong hôn nhân và gia đình.

Vậy ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014?

Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo!

Hủy việc kết hôn trái pháp luật? - Công ty Luật A&An
Hủy việc kết hôn trái pháp luật? – Công ty Luật A&An

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

Nghị định 02/2013/NĐ-CP quy định về công tác gia đình;

Nghị định 107/2020/NĐ-CP;

Nghị định 108/2020/NĐ-CP;

Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của luật hôn nhân và gia đình.

Thế nào là kết hôn trái pháp luật?

Căn cứ Khoản 6, Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.”

Như vậy, Việc kết hôn trái pháp luật xảy ra khi một trong hai người hoặc cả hai không đáp ứng các điều kiện kết hôn theo Điều 8, Luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Theo đó, việc kết hôn trái pháp luật là vi phạm một trong các điều kiện sau:

* Vi phạm về ý chí của từng bên: Việc kết hôn không theo ý chí tự nguyện của một người hoặc cả 2 người như:

  • Cưỡng ép kết hôn: đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.
  • Lừa dối kết hôn: là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn (theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP).

* Về độ tuổi: Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, thì nNam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi, được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:

  • Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;
  • Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.

* Vi phạm về giới tính: Hiện nay Pháp Luật không công nhận kết hôn giữa những người cùng giới tính

* Về năng lực hành vi: Một trong hai người hoặc cả hai bị mất năng lực hành vi dân sự, để xác nhận một người bị mất năng lực hành vi dân sự phải đáp ứng các điều kiện sau:

    • Do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;
    • Có yêu cầu tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan;
    • Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của những chủ thể trên, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

* Việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn (Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014):

  • Kết hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
  • Kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?

Hủy việc kết hôn trái pháp luật có thể hiểu đơn giản là biện pháp chế tài của nhà nước đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật, cho thấy việc nhà nước không thừa nhận tính hợp pháp trong quan hệ hôn nhân của hai đối tượng.

Căn cứ Điều 19, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái Pháp Luật như sau:

“Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

  1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
  2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tạicác điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
  3. Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
  4. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  5. Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  6. Hội liên hiệp phụ nữ.
  7. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”

Tham khảo thêm:

Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình - Công ty Luật A&An
Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình – Công ty Luật A&An

Theo đó, những người quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật được quy định như sau:

  •  Đối với việc kết hôn vi phạm quy định tại Điều a, c, d, Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình
  • Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác
  • Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Việt Nam áp dụng chế độ một vợ một chồng. Do đó, hành vi người đã kết hôn hợp pháp mà đi đăng ký kết hôn với người khác là vi phạm pháp luật, trong trường hợp này người còn lại có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái Pháp Luật của người kia.
  • Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
  • Cha, mẹ, con bao gồm cả cha, mẹ, con nuôi.
  • Người giám hộ: Người giám hộ có thể là cá nhân hoặc Pháp có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Người giám hộ có thể là ông, bà, cha, mẹ; anh, chị, em ruột; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột; Người giám hộ khác theo chỉ định của các cơ quan có thẩm quyền.
  • Người đại diện theo pháp luật bao gồm: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên, Người giám hộ, Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định; Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được cha, mẹ, người giám hộ; Người đại diện do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và trẻ em gồm: Uỷ ban nhân dân các cấp (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh); Ngoải ra còn có các cơ quan khác tham mưu như: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Lao động – Thương binh và xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin (theo Điều 3 Nghị định 02/2013/NĐ-CP; Khoản 8 Điều 1 Nghị định 107/2020/NĐ-CP; khoản 5, 6 Điều 1 Nghị định 108/2020/NĐ-CP).
  • Hội liên hiệp phụ nữ: Hội liên hiệp phụ nữ các cấp có quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái Pháp Luât.
  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các mục (1), (2),(3), (4) yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Lưu ý: Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật phải có đủ điều kiện và chứng cứ theo quy định của pháp luật.

  • Đối với việc kết hôn vi phạm quy định tại Điềm b, Khoản 1, Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình

Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức được nêu tại mục 2.1 trên yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Như vậy, bài viết đã làm sáng tỏ những quy định về người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc xác định đúng chủ thể có thẩm quyền đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp cho quan hệ hôn nhân.

Hôn nhân là một sự kiện trọng đại, do vậy, mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ pháp luật trước khi quyết định kết hôn. Việc xây dựng nền tảng hôn nhân trên sự tự nguyện, hợp pháp sẽ góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững và góp phần xây dựng xã hội văn minh.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về người có quyền yêu cầu việc hủy kết hôn trái Pháp Luật theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Nếu Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

Công ty Luật A&An
A&An Law Firm
Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết
Các dự án đầu tư về Bất động sản
Những Dự án không cần cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư
Quyền nuôi con
Các trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm con sau khi Ly hôn

LUẬT SƯ

Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
tòa án giải quyết ly hôn
TOÀ ÁN NÀO GIẢI QUYẾT LY HÔN, 02 THỦ TỤC LY HÔN

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp Đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Luật sư tư vấn Hợp đồng thuê Nhà