Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

Xây nhà trên đất trồng lúa bị xử phạt như thế nào?

Việt Nam là một nước nông nghiệp với sản lượng xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. Do đó, việc bảo vệ và phát triển đất trồng lúa là nội dung rất quan trọng đã được ghi nhận trong Luật Đất đai 2013 và các văn bản pháp luật liên quan.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu của con người về tư liệu sản xuất cũng như chổ ở để phục vụ đời sống càng tăng cao. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều người dân tự ý xây dựng nhà ở trên đất trồng lúa để thuận tiện trong việc canh tác, quản lý, gây hệ lụy cho cả công tác quản lý đất đai của nhà nước và người dân.

Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi xây nhà trên đất trồng lúa bị xử phạt như thế nào?

Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo. 

Luật sư tư vấn đất đai - Công ty Luật A&An
Luật sư tư vấn đất đai – Công ty Luật A&An

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013;

Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ban hành ngày 6/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.

1. Khái niệm Đất trồng lúa

Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác. Đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Căn cứ vào Khoản 2 và Khoản 3, Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định, đất trồng lúa sẽ được chia thành 2 hình thái khác nhau, gồm:

+ Đất chuyên trồng lúa nước: Loại đất này có thể trồng được từ hai vụ lúa nước trong một năm

+ Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương. Trong đó, đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.

Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định rất rõ về mục đích sử dụng của đất trồng lúa. Tương tự, để phục vụ nhu cầu làm chỗ ở, pháp luật cũng có những quy định chặt chẽ về đất ở.

Căn cứ vào Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất ở được định nghĩa như sau: 

Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vường, ao gắn liền với nhà ở đã được công nhận là đất ở”.

Đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp :

+ Đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã. 

+ Đất ở tại đô thị là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn.

Do đó đất trồng lúa và đất ở là hai loại đất mà theo đó pháp luật đã quy định rõ về việc sử dụng cho hai mục đích hoàn toàn khác nhau.

2. Xây nhà ở trên đất trồng lúa có được không

Căn cứ Khoản 3, Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định việc sử dụng đất không đúng mục đích là một trong những hành vi bị nghiêm cấm của người sử dụng đất.

Theo quy định của pháp luật hiện nay về chế độ sử dụng các loại đất, đất trồng lúa thuộc vào nhóm đất nông nghiệp, còn đất đai dùng để phục vụ cho việc xây nhà là nhóm đất ở – thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Vì vậy, đất lúa không thể dùng để xây nhà ở.

Nếu muốn được xây dựng nhà ở trên đất trồng lúa thì trước hết cần chuyển mục đích sử dụng dụng đất trồng lúa (đất nông nghiệp) sang đất ở (đất phi nông nghiệp) và việc chuyển mục đích sử dụng đất này cần được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra, việc bảo vệ đất trồng lúa được quy định tại Khoản 1, Điều 134 Luật Đất đai  2013 như sau:

“Điều 134. Đất trồng lúa

1. Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.”

Theo đó Nhà nước ban hành các chính sách để bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nên tùy thuộc tình hình của mỗi địa phương mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển đổi hay không.

Đối với những trường hợp cần thiết phải thực hiện việc chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào một mục đích khác thì Nhà nước sẽ có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc các biện pháp làm tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.

Xây nhà trên đất trồng lúa bị xử phạt như thế nào? - Công ty Luật A&An
Xây nhà trên đất trồng lúa bị xử phạt như thế nào? – Công ty Luật A&An

Tham khảo thêm:

3. Hình thức xử phạt khi xây dựng nhà ở trên đất trồng lúa

Việc sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 3,4,5, Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP như sau:

“3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

4. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tạiĐiều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tạikhoản 1 Điều 7 của Nghị định này.”

Căn cứ quy định trên, đất trồng lúa chỉ được sử dụng cho việc trồng lúa, nếu chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà cố tình xây nhà ở trên đất trồng lúa thì chủ sở hữu quyền sử dụng đất phải gánh chịu các chế tài nhất định.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về vấn đề xây nhà trên đất trồng lúa bị xử phạt như thế nào và các vấn đề liên quan.

Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết
Các dự án đầu tư về Bất động sản
Những Dự án không cần cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư
Quyền nuôi con
Các trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm con sau khi Ly hôn

LUẬT SƯ

Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
tòa án giải quyết ly hôn
TOÀ ÁN NÀO GIẢI QUYẾT LY HÔN, 02 THỦ TỤC LY HÔN

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp Đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Luật sư tư vấn Hợp đồng thuê Nhà