Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

Vứt bỏ con sau sinh

Xử lý đối với hành vi vứt bỏ con sau sinh ra

Thời gian gần đây, ở nhiều địa phương liên tiếp xảy ra các vụ tước đoạt tính mạng của trẻ em, đặc biệt là các vụ việc cha, mẹ vứt bỏ con sau khi, gây phẫn nộ lớn trong cộng đồng.

Pháp luật nước ta quy định trẻ em là nhóm đối tượng được đặc biệt quan tâm, bảo vệ, chăm sóc bởi sự non nớt về thể chất và tinh thần. Do đó, hành động vứt bỏ con sau sinh, dù xuất phát từ lý do gì, cũng là một hành động vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội, cần được lên án mạnh mẽ và được xử lý nghiêm minh.

Vậy theo quy định hiện hành, trường hợp vứt bỏ con sau khi bị xử phạt như thế nào? Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017;

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;

– Luật Trẻ em 2016;

– Nghị định 130/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.

1. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con

Theo Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ đối với con như sau:

– Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

–  Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

– Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ;

– Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động;

– Không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Trẻ em luôn được xã hội chăm sóc và bảo vệ
Trẻ em luôn được xã hội chăm sóc và bảo vệ

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Khoàn 1, Khoản 2, Điều 6 Luật Trẻ em 2016, những hành vi sau đây bị ngăn cấm đối với trẻ em, cụ thể:

– Tước đoạt quyền sống của trẻ em;

– Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;

Theo các quy định trên, hành vi tước đoạt quyền sống, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là một trong những hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật.

2. Pháp luật xử lý đối với hành vi vứt bỏ con sau sinh như thế nào?

Tùy vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi mà vứt bỏ con sau sinh được thực hiện như thế nào, từ đó có thể bị xử phạt vi phạm Hành chính hoặc bị truy tố trách nhiệm Hình sự, cụ thể:

2.1. Xử phạt vi phạm Hành chính

Trường hợp vứt bỏ con sau khi mà chưa dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì có thể bị xử phạt hành chính về hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em, với mức xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, được quy định tại Khoản 2, Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, cụ thể:

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.”

2.2. Xử lý trách nhiệm Hình sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, cụ thể:

Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Theo quy định trên, hành vi vứt bỏ con mình đẻ 07 ngày tuổi dẫn đến đứa trẻ chết có thể bị phạt tù lên đến 02 năm.

3. Các trường hợp thực tế Tòa án đã áp dụng hình phạt tù với hành vi vứt bỏ con sau sinh

Bản án 80/2020/HS-ST ngày 30/09/2020 cảu TAND thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội về Tội vứt bỏ con mới đẻ

Nội dung: Khoảng 15 giờ ngày 06/6/2020 bị cáo Phạm Thị T bắt xe buýt từ trung tâm Thành phố Hà Nội đến nhà bà Đoàn Thị B ở thôn Thanh T, xã T, thị xã S thăm con. Khoảng 23 giờ cùng ngày, T có biểu hiện trở dạ vỡ nước ối. T không muốn để bà B và mọi người biết việc T sinh con, nên đã lấy chiếc kéo trong phòng bếp rồi một mình đi ra phía sau nhà để tự đẻ. Sau khi đẻ con xong, T dùng kéo cắt đoạn giữa dây rốn cho con. Lúc này cháu bé khóc to, T sợ bị phát hiện nên đã bế con đi đến sát tường rào tiếp giáp với Đền Mẫu rồi vứt con sang vườn sau Đền Mẫu, sau đó đi vào nhà ngủ, sáng hôm sau T bắt xe buýt về trung tâm Thành phố Hà Nội. Khoảng 16 giờ 30 cùng ngày 08/6/2020 bà B nghe thấy tiếng trẻ con khóc nên đã đi tìm thì phát hiện cháu bé sơ sinh . Bà B cùng người dân đưa cháu đến Trạm y tế xã, sau đó chuyển đến Bệnh viện đa khoa thị xã Sơn Tây, rồi Bệnh viện Xanhpon điều trị đến ngày 29/6/2020 cháu bé tử vong.

Toà án nhận định: “Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tính mạng, quyền được sống, quyền được bảo hộ về tính mạng của con người, đồng thời xâm phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, đó là tình “mẫu tử”, xâm phạm quyền sống của trẻ em tại Điều 12 của Luật trẻ em 2017; bị cáo là phụ nữ đã từng mang thai sinh con lần thứ hai nhưng do kém nhận thức nên khi sinh con ra đã có hành vi vứt bỏ đứa trẻ để mặc cho hậu quả xảy ra dẫn đến đứa trẻ chết. Bởi vậy phải xử phạt bị cáo mức hình phạt nghiêm, tương xứng với hành vi mà bị cáo đã thực hiện, cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian nhất định để cải tạo, giáo dục bị cáo thành người tốt, đồng thời cũng là bài học để phòng ngừa tội phạm chung.

Toà án tuyên: Xử phạt bị cáo Phạm Thị T 12 (Mười hai) tháng tù về tội “Vứt bỏ con mới đẻ”.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về những quy định xử phạt đối với hành vi vứt bỏ con sau sinh.

Nếu Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết

LUẬT SƯ

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp Đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?