Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

Chuyển lợi nhuận đầu tư nước ngoài

03 trường hợp không phải chuyển Lợi nhuận Đầu tư ở Nước ngoài về Việt Nam

Theo xu thế phát triển, hiện nay nhiều nhà đầu tư Việt Nam đang có xu hướng đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường của các quốc gia có nền kinh tế phát triển vượt bậc như Mỹ, các nước Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản,… kể cả tại các thị trường đang phát triển.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không những đem lại lợi ích kinh doanh cho nhà đầu tư mà còn đem về những mặt tích cực cho kinh tế – xã hội trong nước qua việc mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Pháp luật Việt Nam quy định các nhà đầu tư Việt Nam phải chuyển lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.

Vậy các trường hợp nào Nhà đầu tư không phải chuyển lợi nhuận về Việt Nam? Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo!

03 TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI CHUYỂN LỢI NHUẬN ĐẦU TƯ Ở NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆT NAM
03 TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI CHUYỂN LỢI NHUẬN ĐẦU TƯ Ở NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆT NAM

Cơ sở pháp lý

.

1. Chuyển lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam là gì?

Chuyển lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam có thể hiểu là quá trình nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức chuyển các khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài về Việt Nam. 

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 68, Luật Đầu tư 2020 quy định Chuyển lợi nhuận về nước như sau:

“Điều 68. Chuyển lợi nhuận về nước

1. Trừ trường hợp giữ lại lợi nhuận theo quy định tại Điều 67 của Luật này, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.

Đồng thời, căn cứ theo Khoản 1, Điều 15, Thông tư 31/2018/TT-NHNN quy định về chuyển lợi nhuận, thu nhập hợp pháp và chuyển vốn đầu tư về Việt Nam như sau:

“Điều 15. Chuyển lợi nhuận, thu nhập hợp pháp và chuyển vốn đầu tư về Việt Nam

1. Nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển lợi nhuận, thu nhập hợp pháp và chuyển vốn đầu tư về nước sau khi thanh lý, chấm dứt, giảm vốn đầu tư, chuyển nhượng dự án đầu tư thông qua tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư theo quy định tại Thông tư này.”

Như vậy, các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài có trách nhiệm chuyển tiền lợi nhuận đầu tư và các khoản thu nhập khác về nước sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quy trình chuyển tiền lợi nhuận đầu tư có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, ví dụ như loại hình đầu tư, ngành công nghiệp, quy mô vốn đầu tư, v.v.

2. 03 trường hợp nào không phải chuyển lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam?

Dẫn chiếu theo Khoản 1, Điều 67, Luật Đầu tư 2020 quy định về sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài như sau:

Điều 67. Sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài

1. Nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư trong trường hợp sau đây:

a) Tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký;

b) Tăng vốn đầu tư ra nước ngoài;

c) Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.”

Theo đó, nhà đầu tư không phải chuyển lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam khi sử dụng lợi nhuận để:

  • Tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký;
  • Tăng vốn đầu tư ra nước ngoài;
  • Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.

Như vậy, ngoại trừ 03 trường hợp đã nêu trên, tất cả những trường hợp có lợi nhuận từ việc đầu tư ra nước ngoài đều phải thực hiện quy trình chuyển lợi nhuận về nước theo quy định.

3. Thủ tục liên quan đến sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài

3.1. Nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài để tiếp tục góp vốn hoặc tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 67, Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài khi nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài để tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký; hoặc tăng vốn đầu tư ra nước ngoài.

Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 63, Luật đầu tư 2020 quy định Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm:

a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

c) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

d) Quyết định điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật nàyhoặc các văn bản quy định tại điểm e khoản 1 Điều 57 của Luật này;

đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

e) Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư trong trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 63, Luật đầu tư 2020 quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.

3.2. Nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 67, Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài khi nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.

Trường hợp 1: Dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 61, Luật Đầu tư 2020 quy định về Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài như sau:

“Điều 61. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

1. Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”

Theo đó, chủ đầu tư có dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Trường hợp 2: Dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 61, Luật Đầu tư 2020 thì đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 61, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

d) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này;

đ) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).”

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 61, Luật Đầu tư 2020 thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

4. Xử phạt đối với nhà đầu tư vi phạm quy định chuyển lợi nhuận đầu tư về nước

Theo Khoản 3, Điều 68, Luật Đầu tư 2020 quy định cụ thể:

“3. Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa chuyển lợi nhuận về nước và không thông báo hoặc trường hợp quá thời hạn được kéo dài quy định tại khoản 2 Điều này mà nhà đầu tư chưa chuyển lợi nhuận về nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, nếu quá thời hạn mà nhà đầu tư thuộc trường hợp phải chuyển lợi nhuận về nước mà vẫn chưa chuyển lợi nhuận về nước thì có thể bị xử phạt quy định tại Khoản 2, Điều 22, Nghị định 122/2021/NĐ-CP, cụ thể:

“2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau

a) Không thực hiện đúng quy định về chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về Việt Nam theo quy định.

Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;

b) Không thực hiện đúng quy định về chuyển vốn, tài sản hợp pháp và toàn bộ các khoản thu từ việc thanh lý dự án đầu tư về Việt Nam sau khi kết thúc hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.”

Căn cứ quy định trên, nhà đầu tư vi phạm quy định về chuyển lợi nhuận đầu tư về nước có thê bị xử phạt đến 200.000.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền, nhà đầu tư còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác từ việc đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An vấn đề 03 trường hợp nào không phải chuyển lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.

Nếu Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

ANLAWFIRM.VN
ANLAWFIRM.VN
Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
tranh chấp đất đai

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết
Các dự án đầu tư về Bất động sản
Những Dự án không cần cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư
Quyền nuôi con
Các trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm con sau khi Ly hôn
Hủy chứng khoán niêm yết
14 Trường hợp bắt buộc Huỷ bỏ niêm yết đối với Cổ phiếu của Công ty Đại chúng

LUẬT SƯ

Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
tòa án giải quyết ly hôn
TOÀ ÁN NÀO GIẢI QUYẾT LY HÔN, 02 THỦ TỤC LY HÔN
ls dn
LUẬT SƯ – KHÔNG CHỈ LÀ MỘT “BÁC SĨ” CỦA DOANH NGHIỆP

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Luật sư tư vấn Hợp đồng thuê Nhà
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên