Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Khi chúng ta nói muốn chứng minh một sự việc gì đó là đúng sự thật thì người ta thường nhắc đến chứng cứ để chứng minh cho sự việc đó. Nói một cách khác, chứng cứ là những gì có thật tồn tại một cách khách quan đủ cơ sở để khẳng định tính xác thực của một sự việc. Trong vụ việc dân sự, chứng cứ là một trong những bằng chứng quan trọng để tăng thêm tính sự thật của sự việc, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự một cách khách quan và công bằng nhất. Vậy chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì và được quy định cụ thể như thế nào? Bài viết này Công ty Luật A&An xin mời các bạn cùng tìm hiểu, tham khảo.

Căn cứ pháp lý: Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015.

1. Chứng cứ là gì

Theo quy định tại Điều 93 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 cụ thể:

“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.

Trong tố tụng dân sự thì chứng cứ được phân thành hai loại cơ bản:

– Thứ nhất: Chứng cứ trực tiếp – Là loại chứng cứ xác định các tình tiết vụ án là đối tượng chứng minh của vụ án. Ví dụ như lời khai của đương sự.

 – Thứ hai: Chứng cứ gián tiếp – Là loại chứng cứ không trực tiếp xác định được các tình tiết là đối tượng chứng minh của vụ án, nhưng được kết hợp với sự vật, hiện tượng khác thì chứng minh được các tình tiết là đối tượng chứng minh của vụ án. Ví dụ như lời khai của nhân chứng.

2. Các nguồn chứng cứ

Chứng cứ trong tố tụng dân sự xuất phát từ các nguồn như sau:

– Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

– Vật chứng.

– Lời khai của đương sự.

– Lời khai của người làm chứng.

– Kết luận giám định.

– Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

– Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

– Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

– Văn bản công chứng, chứng thực.

– Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Như vậy, có thể thấy trong tố tụng dân sự thì chứng cứ được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Tổng hợp các nguồn chứng cứ, các chứng cứ và giá trị chứng minh tương ứng, từ đó, Tòa án sẽ có nhận định, đánh giá đúng đắn, làm cơ sở để giải quyết vụ án một cách khách quan và công bằng nhất.

3. Chứng cứ như thế nào được coi là hợp pháp

Theo Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì chứng cứ xác định và chấp nhận là hợp pháp trên các cơ sở như sau:

– Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

– Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

– Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

– Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

– Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định pháp luật hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

– Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

– Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

– Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

– Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

– Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

– Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

4. Quy định về việc giao nộp chứng cứ trong tố tụng dân sự

– Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo đúng quy định pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự.

– Việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.

– Đương sự giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

– Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.

– Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ  là tài liệu trưng cầu giám định hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.

Có thể thấy về nguyên tắc, việc cung cấp chứng cứ vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của đương sự trong vụ án dân sự để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ, hợp pháp. Tòa án có nhiệm vụ giải thích, yêu cầu bổ sung và hỗ trợ các đương sự trong quá trình giao nộp chứng cứ của vụ án. Trong một số trường hợp đương sự không thể hoặc gặp khó khăn trong việc thu thập chứng cứ thì đương sự có thể nhờ sự hỗ trợ từ tòa án bằng cách yêu cầu tòa án tiến hành thu thập chứng cứ.

Về phương thức giao nộp chứng cứ được thực hiện qua hai phương thức chủ yếu sau: Nộp trực tiếp tại tòa hoặc nộp theo đường bưu điện.

Sau khi Tòa án nhận được chứng cứ thì chứng cứ sẽ được chuyển về cho thẩm phán, thư ký hoặc cán bộ đang được phân công giải quyết vụ án. Nếu việc giao nộp chứng cứ của đương sự được thực hiện trước khi mở phiên tòa thì thư ký sẽ lập biên bản giao nhận chứng cứ có đầy đủ chữ ký của bên giao và bên nhận chứng cứ đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật và được tòa án đóng dấu. Trong trường hợp chứng cứ được giao nộp trực tiếp tại phiên tòa thì thư ký thực hiện việc giao nhận chứng cứ đó và ghi vào biên bản phiên tòa.

Việc giao nộp chứng cứ trong giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm được xử lý như trên. Còn việc giao nộp chứng cứ trong giai đoạn giám đốc thẩm và tái thẩm để xem lại bản án, quyết định đã có hiệu lực thì đươc thực hiện như sau:

– Đối với kháng nghị thuộc thẩm quyền của chánh án tòa án cấp tỉnh thì phòng giám đốc kiểm tra sẽ nhận chứng cứ do đương sự giao nộp. Trưởng phòng giám đốc kiểm tra, ký tên, đóng dấu tòa an về việc nhận chứng cứ đó.

– Đối với kháng nghị thuộc thẩm quyền của chánh án toàn án nhân dân tối cao thì chứng cứ được nộp tại phòng tiếp dân của tòa án nhân dân tối cao. Cán bộ phòng tiếp dân và trưởng phòng tiếp dân xác nhận, ký tên, đóng dấu tòa án.

– Ngoài ra, nếu đương sự nộp bổ sung chứng cứ cho tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, thì Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao nhận và Chánh Tòa hoặc phó Chánh Tòa được Chánh án ủy quyền xác nhận, ký tên và đóng dấu tòa án.

5. Quyền và phương pháp thu thập chứng cứ

 Theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, việc thu thập chứng cứ sẽ do các chủ thể sau thực hiện:

– Các đương sự trong vụ án dân sự;

– Thẩm phán.

– Viện kiểm sát (trong trường hợp cần chứng cứ chứng minh cho quyền kháng nghị của mình đối với các Bản án, Quyết định của Tòa án).

Chứng cứ sẽ được thu thập bằng những biện pháp sau:

– Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;

– Thu thập vật chứng;

– Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;

– Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;

– Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;

– Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.

Riêng Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:

– Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;

– Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;

– Trưng cầu giám định;

– Định giá tài sản;

– Xem xét, thẩm định tại chỗ;

– Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;

–  Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;

– Ngoài ra còn các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Sau khi thu thập được tài liệu và chứng cứ thì tòa án phải thông báo đó cho các đương sự trong vòng 03 ngày làm việc.

Có thể thấy, chứng cứ trong tố tụng dân sự đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xử lý, giải quyết một vụ án, chứng cứ góp phần bảo đảm tình khách quan để tìm ra sự thật, từ đó bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về chứng cứ trong tố tụng dân sự và các vấn đề có liên quan. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An  Our Work. Your Success! 

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết

LUẬT SƯ

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp Đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?