Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

CON CHUNG CỦA VỢ CHỒNG ĐƯỢC XÁC ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Hiện nay,  việc xác định cha mẹ cho con có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc con cái không có đẩy đủ cha mẹ hoặc không xác định được cha mẹ , ít nhất là về mặt pháp lý sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai, tâm lý và cuộc sống của trẻ. Vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý giải quyết các vấn đề tranh chấp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các con, đảm bảo con được nuôi dưỡng, chăm sóc và phát triển đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần, pháp luật quy định cụ thể và chi tiết về vấn đề xác định con chung của vợ và chồng. Điều này nhằm ngăn chặn các hành vi trốn tránh, từ chối thực hiện nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con. Qua bài viết dưới đây, Luật sư A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề xác định con chung của vợ chồng theo quy định pháp luật hiện hành. Xin mời các bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn chi tiết hiện hành;

– Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn chi tiết hiện hành.

1. Con chung của vợ chồng được xác định như thế nào?

Căn cứ Khoản 1, Điều 88, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về xác định con chung của vợ chồng như sau:

– Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Theo quy định này, chỉ cần người vợ sinh con hoặc có thai trong thời kỳ này đều đương nhiên được hiểu là con chung của hai vợ chồng. Trừ trường hợp người cha không nhận con và đưa ra các bằng chứng xác đáng cho việc không nhận con của mình.

– Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Về vấn đề này, thời gian mang thai của người phụ nữ chúng ta thường hay nghe và biết đến thông thường là 09 tháng 10 ngày, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai với thời gian nhiều hơn hoặc ít hơn thời gian đó. Vì vậy, thời gian trung bình mà pháp luật dự tính và quy định dùng để xác định con chung của vợ chồng sau khi ly hôn là 300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt.

– Ngoài ra, trong trường hợp con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha, mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. Khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn nhưng nếu cha mẹ có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha mẹ, đứa trẻ mặc định là con chung của cha mẹ.

Như vậy, nếu có một trong các căn cứ trên thì con sinh ra được xác định là con chung của vợ chồng.

2. Ai có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con?

Căn cứ Điều 102, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về những người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con, cụ thể như sau:

– Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp không có tranh chấp về con chung.

– Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại mục 2 nêu trên gồm:

– Cha, mẹ, con, người giám hộ;

– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

– Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ , con tùy từng trường hợp sẽ thuộc về một trong các cơ quan sau đây:

3.1. Cơ quan đăng ký hộ tịch

Theo khoản 1, Điều 101, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp, cụ thể, theo Điều 24, Điều 43 Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định chi tiết quy định:

– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con:

+ Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;

+ Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;

+ Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;

+ Giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.

Lưu ý, các trường hợp đăng ký xác nhận quan hệ cha, mẹ, con tại Cơ quan hộ tịch sẽ được giải quyết dựa trên tủ tục và những chứng cứ sau đây:

+ Đăng ký tai cơ quan Hộ tịch cấp Xã: Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

+ Đăng ký tại cơ quan Hộ tịch cấp Huyện: Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.

Chứng cứ để chứng minh qua hệ cha, mẹ, con trong các trường hợp này bao gồm:

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định này gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

– Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

3.2. Tòa án nhân dân

Theo quy định khoản 2, Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trên đây là bài viết của Công ty Luật A&An về vấn đề xác định con chung của vợ chồng. Trong quá trình tham khảo, áp dụng nếu có vướng mắc vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp sớm nhất.

Luật sư A&An Our work. Your success!

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Nhà ở thương mại

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết
Các dự án đầu tư về Bất động sản
Những Dự án không cần cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư
Quyền nuôi con
Các trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm con sau khi Ly hôn
Hủy chứng khoán niêm yết
14 Trường hợp bắt buộc Huỷ bỏ niêm yết đối với Cổ phiếu của Công ty Đại chúng

LUẬT SƯ

Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
tòa án giải quyết ly hôn
TOÀ ÁN NÀO GIẢI QUYẾT LY HÔN, 02 THỦ TỤC LY HÔN
ls dn
LUẬT SƯ – KHÔNG CHỈ LÀ MỘT “BÁC SĨ” CỦA DOANH NGHIỆP

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Luật sư tư vấn Hợp đồng thuê Nhà
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên