Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

THẾ CHẤP TÀI SẢN BẰNG QUYỀN ĐÒI NỢ?

Bên cạnh các hình thức bảo đảm khoản vay thông thường là cầm cố, thế chấp tài sản hữu hình thì trong thời gian qua, việc một số cá nhân, tổ chức sử dụng quyền đòi nợ làm tài sản bảo đảm, thế chấp trong các hợp đồng tín dụng ở nước ta đang có xu hướng ngày càng tăng. Quyền đòi nợ có ưu điểm là giúp cho các cá nhân, tổ chức có thể tận dụng các khoản phải thu của mình làm tài sản bảo đảm thay vì phải thế chấp tài sản hữu hình hiện có. Vậy dưới góc độ pháp luật Việt Nam, thế chấp quyền đòi nợ được quy định như thế nào? Các quy trình để thế chấp quyền đòi nợ là gì? Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo!

THẾ CHẤP TÀI SẢN BẰNG QUYỀN ĐÒI NỢ
THẾ CHẤP TÀI SẢN BẰNG QUYỀN ĐÒI NỢ

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự 2015;

– Nghị định 21/2021/NĐ-CP;

– Thông tư 08/2018/TT-BTP được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2020/TT-BTP;

– Nghị định 99/2022/NĐ-CP;

– Thông tư Liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN.

1. Quyền đòi nợ là gì?

Hiện nay pháp luật Việt Nam không nêu cụ thể và đích danh khái niệm “quyền đòi nợ”. Tuy nhiên, quyền đòi nợ có thể được hiểu thông qua các quy định được đề cập dưới dây.

Căn cứ Khoản 2 Điều 450 Bộ luật dân sự 2015 đề cập đến quyền đòi nợ trong mua bán quyền tài sản như sau:

“Điều 450. Mua bán quyền tài sản

2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.”

Đồng thời, căn cứ theo Khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Tài sản như sau:

“Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Như vậy, quyền đòi nợ được xem là một dạng quyền tài sản và được công nhận là một loại tài sản theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam.   

2. Thế chấp bằng quyền đòi nợ có được không?

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Thế chấp tài sản như sau:

“Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).”

Như nội dung đã đề cập, quyền đòi nợ được công nhận là một loại tài sản. Theo đó, thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Như vậy, thế chấp tài sản bằng quyền đòi nợ là hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, căn cứ theo Điều 14 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng như sau:

“Điều 14. Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng

Bên có quyền trong hợp đồng được dùng quyền đòi nợ, các khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác; quyền khai thác, quản lý dự án đầu tư; quyền cho thuê, cho thuê lại; quyền hưởng hoa lợi, lợi tức, lợi ích khác trị giá được bằng tiền hình thành từ hợp đồng; quyền được bồi thường thiệt hại; quyền khác trị giá được bằng tiền phát sinh từ hợp đồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”

Theo đó, có thể hiểu quyền đòi nợ là quyền tài sản dùng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

3. Thủ tục thế chấp quyền đòi nợ 

Căn cứ theo Điểm c, Khoản 7, Điều 6, Thông tư 08/2018/TT-BTP được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm b Khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2020/TT-BTP quy định về Tài sản thuộc trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng như sau:

“Điều 6. Tài sản thuộc trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng

Các tài sản bảo đảm được đăng ký tại Trung tâm Đăng ký theo yêu cầu, gồm:

7. Các quyền tài sản gồm:

c) Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng bao gồm quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán, quyền thụ hưởng lợi ích hình thành từ hợp đồng, quyền khai thác, quản lý dự án, quyền được bồi thường thiệt hại theo hợp đồng hoặc quyền tài sản khác trị giá được bằng tiền phát sinh từ hợp đồng (trừ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu hoặc quyền khác phải đăng ký đối với tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không, hàng hải); quyền thụ hưởng bảo hiểm; quyền được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;”

Theo đó, giao dịch thế chấp tài sản bằng quyền đòi nợ phải đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 13, Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về Cách thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:

“Điều 13. Cách thức nộp hồ sơ đăng ký

1. Hồ sơ đăng ký được nộp theo một trong các cách thức sau đây:

a) Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

b) Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;

c) Qua thư điện tử.”

Như vậy, người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm sẽ thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm qua hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến hoặc nộp bản giấy trực tiếp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử.

4. Thế chấp bằng quyền đòi nợ thì xử lý tài sản như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN quy định về Xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ được thực hiện như sau:

– Trước thời điểm xử lý quyền đòi nợ ít nhất là 07 ngày làm việc, bên nhận thế chấp có trách nhiệm gửi cho bên có nghĩa vụ trả nợ thông báo xử lý quyền đòi nợ và kèm theo:

+ Bản sao của hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ có chứng nhận của tổ chức hành nghề công chứng;

+ Hoặc bản chính hợp đồng thế chấp có chữ ký, con dấu (nếu có) của các bên;

+ Hoặc giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền đòi nợ do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp.

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc từ ngày nhận được thông báo xử lý quyền đòi nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán khoản nợ cho bên nhận thế chấp, cụ thể:

+ Nếu thời điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ của bên thế chấp xảy ra trước thời điểm xử lý quyền đòi nợ theo hợp đồng thế chấp thì bên có nghĩa vụ trả nợ chuyển khoản tiền vào tài khoản do bên có nghĩa vụ trả nợ mở tại Ngân hàng theo chỉ định của bên nhận thế chấp.

Đồng thời, bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu Ngân hàng phong tỏa tài khoản và chỉ được yêu cầu giải tỏa khi đến thời điểm xử lý tài sản thế chấp. Song song, bên có nghĩa vụ trả nợ không được quyền yêu cầu giải tỏa và thực hiện giao dịch với số tiền này sau khi nộp tiền vào tài khoản.

+ Nếu thời điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ của bên thế chấp xảy ra sau thời điểm xử lý quyền đòi nợ theo hợp đồng thế chấp, bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ thanh toán khoản nợ đó tại thời điểm nghĩa vụ trả nợ đến hạn.

Bên nhận thế chấp không được yêu cầu bên thế chấp thanh toán khi nghĩa vụ trả nợ chưa đến hạn, trừ khi có thỏa thuận khác.

Lưu ý:

– Trường hợp nhận trực tiếp các khoản tiền, tài sản từ bên có nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận thế chấp phải lập biên bản có chữ ký của bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợ.

– Trong trường hợp bên thế chấp không ký vào biên bản thì chỉ cần chữ ký của bên nhận thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợ. Bên nhận thế chấp có trách nhiệm gửi biên bản nhận các khoản tiền, tài sản cho bên thế chấp.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An vấn đề Có được thế chấp tài sản bằng quyền đòi nợ theo quy định hiện hành? Nếu Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
tranh chấp đất đai
Nhà ở công vụ
Trái phiếu doanh nghiệp
Doanh nghiệp Tư nhân
Các dự án đầu tư về Bất động sản
Quyền nuôi con

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết
Các dự án đầu tư về Bất động sản
Những Dự án không cần cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư
Quyền nuôi con
Các trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm con sau khi Ly hôn
Hủy chứng khoán niêm yết
14 Trường hợp bắt buộc Huỷ bỏ niêm yết đối với Cổ phiếu của Công ty Đại chúng

LUẬT SƯ

Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
tòa án giải quyết ly hôn
TOÀ ÁN NÀO GIẢI QUYẾT LY HÔN, 02 THỦ TỤC LY HÔN
ls dn
LUẬT SƯ – KHÔNG CHỈ LÀ MỘT “BÁC SĨ” CỦA DOANH NGHIỆP

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Luật sư tư vấn Hợp đồng thuê Nhà
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên