Để phục vụ cho nhu cầu xã hội, các loại hình kinh doanh ở nước ta ngày càng đa dạng hơn, tuy nhiên, vì ban đầu không được giám sát chặt chẽ, nhiều ngành nghề khi đi vào kinh doanh đã gây nhiều mối đe doạ cho xã hội. Ngoài những yêu cầu phải có giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập doanh nghiệp, thì những ngành nghề có điều kiện còn phải thực hiện xin cấp giấy phép về điều kiện an toàn PCCC hay. Vậy những ngành nghề nào phải có điều kiện an toàn PCCC, ANTT. Bài viết dưới đây Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lí:
– Luật phòng cháy, chữa cháy 2001 sửa đổi, bổ sung 2013;
– Nghị định 96/2016/NĐ-CP;
– Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
1. Phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự
1.1. Phòng cháy chữa cháy
Định nghĩa phòng cháy chữa cháy không được quy định chính thức trong luật nhưng theo Khoản 1, Điều 3 Luật Phòng cháy, chữa cháy có quy định về cháy như sau:
“Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường.”
Phòng cháy tức là phòng chống, ngăn chặn nhằm không cho các tình huống chát mất kiểm soát xảy ra, không bao gồm các trường hợp cháy trong tầm kiểm soát của người dân như dùng lửa để đun sôi, nấu ăn, sinh hoạt, v.v.
Chữa cháy là việc chung tay hành động để giảm thiểu thiệt hại xảy ra, dùng các công cụ như vòi xịt, bình phun để cứu người, cứu nạn.
Ngoài ra, theo Khoản 8, Điều 3 Luật phòng cháy, chữa cháy quy định như sau:
“Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.”
1.2. An ninh trật tự
An ninh trật tự vốn là từ ngữ viết tắt của cụm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Đây được hiểu là sự duy trì và bảo vệ đất nước khỏi những mối nguy hiểm, đe doạ, đảm bảo cho cuộc sống trong mức an toàn. An ninh trật tự là nền tảng, cơ sở để phát triển đất nước, nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách nhằm nâng cao vai trò của an ninh trật tự.
2. Phương pháp phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự
2.1. Phòng cháy chữa cháy
Tại điều 14 Luật Phòng cháy, chữa cháy quy định về các biện pháp phòng cháy cơ bản gồm:
– Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.
– Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Đối với chữa cháy, có các biện pháp cơ bản được quy định tại điều 30 Luật PCCC 2001, sửa đổi, bổ sung 2013 như sau:
– Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy. Khi có cháy, người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy; mọi nguồn nước và các vật liệu chữa cháy được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy.
– Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
– Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.
2.2. An ninh trật tự
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cần:
– Nắm tình hình liên quan đến an ninh, trật tự trên địa bàn và kịp thời báo cáo với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý
– Phối hợp tham gia phổ biến, tuyên truyền nâng cao cảnh giác, ý thức phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trên địa bàn; tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
– Phối hợp cùng cơ quan Công an tổ chức thực hiện quy định về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
– Theo hướng dẫn của lực lượng Công an tham gia đôn đốc Nhân dân trên địa bàn chấp hành quy định của pháp luật về quản lý cư trú, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ tuỳ thân khác, chấp hành quy định trong quản lý hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
– Vận động nhân dân tham gia cảm hoá giáo dục, giúp đỡ người đã chấp hành xong hình phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; vận động, thuyết phục người thân của các đối tượng đang bị truy nã, trốn thi hành án, đối tượng phạm tội đang lẩn trốn để tác động ra đầu thú
– Tham gia bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội
– Phối hợp với lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để bảo đảm an ninh, trật tự
3. Ngành nghề yêu cầu điều kiện an toàn PCCC, ANTT
3.1. Ngành nghề yêu cầu điều kiện Phòng cháy chữa cháy
Theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về ngành nghề có điều kiện an toàn PCCC, bao gồm:
– Nhà ở, khách sạn, văn phòng làm việc, nhà cho thuê văn phòng có chiều cao từ 7 tầng trở lên.
– Cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu, khí đốt hoá lỏng và hoá chất dễ cháy, nổ, với mọi quy mô.
– Cơ sở sản xuất, gia công, cung ứng, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
– Kho xăng dầu có tổng dung tích 500 m3 trở lên. Kho khí đốt hoá lỏng có tổng trọng lượng khí từ 600 kg trở lên.
– Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.
– Chợ kiên cố hoặc bán kiên cố có tổng diện tích kinh doanh từ 1200m2 trở lên. hoặc có từ 300 hộ kinh doanh trở lên, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên. Hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
– Nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100.000 KW trở lên. Nhà máy thuỷ điện có công suất từ 20.000 KW trở lên, trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên.
3.2. Ngành nghề yêu cầu điều kiện An ninh trật tự
Căn cứ Nghị định 96/2016/NĐ-CP và Điều 3, thông tư 33/2010/TT-BCA, các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự bao gồm:
– Sản xuất con dấu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang; dấu chức danh, dấu tiêu đề, dấu chữ ký và các loại con dấu khác.
– Sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) để sử dụng cho mục đích dân dụng.
– Hoạt động sản xuất, kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên).
– Sản xuất, kinh doanh, sửa chữa công cụ hỗ trợ, gồm các hoạt động sản xuất, lắp ráp, mua, bán công cụ hỗ trợ, phụ kiện của công cụ hỗ trợ, sửa chữa công cụ hỗ trợ.
– Sản xuất pháo hoa, gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa và nguyên liệu cho sản xuất pháo hoa.
– Cho thuê lưu trú: khách sạn, nhà nghỉ hoặc các hình thức cho thuê lưu trú khác cho khách nghỉ qua đêm hoặc theo giờ.
– Tổ chức, cá nhân cho công dân Việt Nam thuê nhà để ở, lao động, học tập phải thực hiện theo quy định của Luật Cư trú.
– Cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng.
– Hoạt động in, bao gồm chế bản in, in, gia công sau in và Photocopy mầu.
– Kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
– Kinh doanh karaoke.
– Kinh doanh vũ trường.
– Kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage, tẩm quất), trừ các cơ sở giải quyết việc làm cho người khuyết tật.
– Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.
– Kinh doanh Casino.
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
– Kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng LPG (gas).
– Sản xuất, kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
– Sửa chữa súng săn.
– Các ngành nghề có điều kiện về an ninh trật tự theo quy định hiện nay.
Trên đây là bài viết của Công ty Luật A&An về những ngành nghề phải đảm bảo giấy phép, điều kiện về PCCC, ANTT. Nếu Quý khách hàng có bất kì khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Luật sư A&An ∼ Our work. Your success! ∼