Theo quy định của pháp luật, Tố cáo và Tố giác là 02 khái niệm không hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên, thực tế chúng ta thường nhầm lẫn và sử dụng lẫn lộn 02 từ này, kể cả trong ngữ cảnh nói và viết, văn bản, đơn từ, v.v. Bài viết này Luật sư A&An xin nêu góc nhìn để phân biệt như sau, xin mời các bạn theo dõi.
Căn cứ pháp lý
– Luật Tố cáo 2018;
– Bộ Luật tố tụng Hình sự 2015.
1. Tố cáo, Tố giác là gì
1.1. Tố cáo
Là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật tố cáo, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Cụ thể hơn:
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:
– Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
– Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
– Cơ quan, tổ chức.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
1.2. Tố giác
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Do đó, tố giác là khái niệm đi cùng đồng thời với các hành vi phạm tội theo Luật hình sự.
2. Phân biệt tố cáo, tố giác
Từ các quy định nêu trên, chúng ta có thể phân biệt 02 khái niệm Tố cáo và Tố giác như sau:
Mục so sánh | Tố cáo | Tố giác |
Căn cứ pháp lý | Luật Tố cáo 2018 | Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 |
Chủ thể
thực hiện |
Là những cá nhân biết về các hành vi vi phạm | Là cá nhân phát hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội, đây vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân |
Đối tượng | Hành vi vi phạm pháp luật trong tố cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ; vi phạm trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Các vi phạm không hạn chế về tính chất, mức độ, hình thức vi phạm xảy ra. | Hành vi vi phạm pháp luật trong tố giác có dấu hiệu hình sự. Hành vi này phải có dấu hiệu của tội phạm với các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự. |
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết |
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cá nhân, tổ chức, cơ quan bị tố cáo đó giải quyết.
Trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thì thẩm quyền giải quyết thuộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết. Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách do người đứng đầu cơ quan, tổ chức sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách mà người bị tố cáo đang công tác chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết. Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã bị giải thể do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý cơ quan, tổ chức trước khi bị giải thể giải quyết. Tố cáo cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết. |
Cơ quan Điều tra; Viện kiểm sát; Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Lưu ý:
|
Thời hạn xử lý | Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. |
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được việc tố giác, cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác.
Nếu sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh nhiều nơi, thời hạn giải quyết tố giác kéo dài không quá 02 tháng, hoặc Viện Kiểm sát có thể gia hạn một lần (nhưng cũng không quá 02 tháng). |
Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về phân biệt Tố cáo và Tố giác. Nếu có vướng mắc trong quá trình tham khảo, áp dụng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Luật sư A&An ∼ Our work. Your success! ∼