Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

TỊCH THU TÀI SẢN LÀ GÌ? QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TỊCH THU TÀI SẢN?

Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, tịch thu tài sản là một hình phạt đối với người phạm tội, theo đó, tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước. Vậy tịch thu tài là gì? Quy định của pháp luật về tịch thu tài sản như thế nào? Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.                                 

1. Tịch thu tài sản là gì?

1.1. Khái niệm

Theo Điều 45 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

“Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước”.

Điểm đ, khoản 2, Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Tịch thu tài sản là một trong những hình phạt bổ sung đối với người phạm tội, đó có thể là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để sung quỹ nhà nước.

Vậy, khi tài sản bị tịch thu thuộc sở hữu của người bị kết án, tức là tài sản đang được người bị kết án sử dụng hoặc đã được cho người khác vay, mượn, thuê, giữ để sử dụng hoặc đang cầm cố, thế chấp, v.v, nhưng có đủ căn cứ chứng minh rằng thuộc sở hữu của người phạm tội thì tài sản vẫn bị tịch thu. Tài sản bị tịch thu này có thể tồn tại dưới dạng hiện vật hoặc là tiền, kể cả tiền gửi ngân hàng, quỹ tín dụng hoặc trái phiếu, tín phiếu, v.v.

1.2. Mục đích

Pháp luật hình sự quy định về hình phạt tịch thu tài sản nhằm làm cho người phạm tội không còn điều kiện kinh tế để tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội hoặc nhằm để thu hồi triệt để các khoản thu lợi bất chính mà người phạm tội có được do thực hiện tội phạm. Đồng thời, hình phạt này còn góp phần răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm.

2. Nguyên tắc khi áp dụng hình phạt tịch thu tài sản

– Chỉ áp dụng với những trường hợp người phạm tội có thu nhập bất chính, có tài sản là do hành vi phạm tội mà có hoặc trong trường hợp nhận thấy có căn cứ khẳng định rằng nếu không tịch thu tài sản thì người đó sẽ sử dụng tài sản đó vào việc thực hiện tội phạm hoặc sẽ tiếp tục thực hiện tội phạm.

– Chỉ được tịch thu tài sản thuộc sở hữu của người phạm tội, đối với tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều chủ sở hữu trong đó có người phạm tội, thì chỉ tịch thu phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người phạm tội.

– Mức độ tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản của người bị kết án sẽ do Tòa án quyết định tùy thuộc vào tính chất phạm tội của người phạm tội trong từng vụ án.

– Khi tịch thu toàn bộ tài sản không được tước đoạt tất cả mà phải dành cho người bị kết án và gia đình họ một khoản tài sản nhất định để đảm bảo điều kiện sinh sống, điều này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam.

3. Quy định của pháp luật về hình phạt tịch thu tài sản

3.1. Chủ thể có thẩm quyền áp dụng hình phạt tịch thu tài sản

Theo Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng hình phạt tịch thu tài sản đối với người phạm tội.

3.2. Điều kiện áp dụng hình phạt tịch thu tài sản

Tịch thu tài sản là một hình phạt nghiêm khắc, tước bỏ đi quyền sở hữu tài sản của người phạm tội. Do vậy, để áp dụng hình phạt tịch thu tài sản thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định, cụ thể, Điều 45 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định các điều kiện tịch thu như sau:

Thứ nhất, chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Theo đó, để xác định về mức độ phạm tội làm căn cứ cho việc áp dụng hình phạt, thì cần dựa theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

– Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình

Trường hợp người bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng thì không bị áp dụng hình phạt bổ sung tịch thu tài sản, dù quy định của pháp luật về tội đó có điều khoản về hình phạt này.

Thứ hai, hành vi của người bị kết án xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật Hình sự quy định.

Thứ ba, khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống. Quy định này vừa phù hợp nguyên tắc nhân đạo của pháp luật Việt Nam nói chung và Pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng.

4. Phân biệt Tịch thu tài sản và Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

– Về khái niệm:

+ Tịch thu tài sản là tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với: Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội; Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.

– Về bản chất:

+ Tịch thu tài sản: hình phạt bổ sung

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: biện pháp tư pháp

– Chủ thể áp dụng:

+ Tịch thu tài sản: Tòa án

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: Cơ quan tiến hành tố tụng

– Đối tượng áp dụng:

+ Tịch thu tài sản: Người phạm tội

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: người phạm tội, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, người chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tài sản phạm tội

– Tính chất của tài sản bị tịch thu:

+ Tịch thu tài sản: tài sản thuộc sở hữu của người phạm tội và không liên quan đến tội phạm;

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: Tài sản thuộc sở hữu của người phạm tội hoặc người khác có liên quan trực tiếp đến tội phạm

– Hậu quả:

+ Tịch thu tài sản: Là hình phạt nên tịch thu tài sản để lại án tích;

+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: Không phải là hình phạt mà chỉ là biện pháp tư pháp nên không có án tích

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về tịch thu tài sản và các vấn đề có liên quan. Nếu Quý khách hàng có bất kì khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông – Công ty Luật A&An
Quy định về Hợp đồng Đào tạo Nghề - Công ty Luật A&An
Quy định về nghỉ phép năm của Người lao động – Công ty Luật A&An
Xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy – Công ty Luật A&An
Pháp luật về kinh doanh Vàng – Công ty Luật A&An
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 – Công ty Luật A&An
Hộ kinh doanh – Công ty Luật A&An
Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài – Công ty Luật A&An
Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh – Công ty Luật A&An

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông – Công ty Luật A&An
Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông?
Xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy – Công ty Luật A&An
Mức xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy
Pháp luật về kinh doanh Vàng – Công ty Luật A&An
Pháp luật về kinh doanh Vàng
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 – Công ty Luật A&An
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022
Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài – Công ty Luật A&An
Thủ tục thành lập Công ty liên doanh Nước ngoài?
Thủ tục đầu tư ra Nước ngoài? - Công ty Luật A&An
Thủ tục Đầu tư ra Nước ngoài
Luật Hôn nhân và Gia đình về chia tài sản khi ly hôn – Công ty Luật A&An
Luật Hôn nhân và Gia đình về chia tài sản khi Ly hôn
Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng? – Công ty Luật A&An
Nghĩa vụ về tài sản vợ chồng?
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định như thế nào về tài sản sau hôn nhân? – Công ty Luật A&An
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định như thế nào về tài sản sau hôn nhân?
Thủ tục công chứng tài sản trước hôn nhân – Công ty Luật A&An
Thủ tục công chứng tài sản trước Hôn nhân

LUẬT SƯ

Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài – Công ty Luật A&An
Thủ tục thành lập Công ty liên doanh Nước ngoài?
Thủ tục đầu tư ra Nước ngoài? - Công ty Luật A&An
Thủ tục Đầu tư ra Nước ngoài
Luật Hôn nhân và Gia đình về chia tài sản khi ly hôn – Công ty Luật A&An
Luật Hôn nhân và Gia đình về chia tài sản khi Ly hôn
Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng? – Công ty Luật A&An
Nghĩa vụ về tài sản vợ chồng?
Thủ tục công chứng tài sản trước hôn nhân – Công ty Luật A&An
Thủ tục công chứng tài sản trước Hôn nhân
Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông – Công ty Luật A&An
Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông?
Quy định về Hợp đồng Đào tạo Nghề - Công ty Luật A&An
Quy định về Hợp đồng đào tạo nghề
Quy định về nghỉ phép năm của Người lao động – Công ty Luật A&An
Quy định về nghỉ phép năm của Người lao động?
Xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy – Công ty Luật A&An
Mức xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy
Pháp luật về kinh doanh Vàng – Công ty Luật A&An
Pháp luật về kinh doanh Vàng
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 – Công ty Luật A&An
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022
Hộ kinh doanh – Công ty Luật A&An
Pháp luật về Hộ kinh doanh
Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài – Công ty Luật A&An
Thủ tục thành lập Công ty liên doanh Nước ngoài?
Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh – Công ty Luật A&An
Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty
Thủ tục đầu tư ra Nước ngoài? - Công ty Luật A&An
Thủ tục Đầu tư ra Nước ngoài