Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

SỬ DỤNG HÌNH ẢNH CỦA NGƯỜI KHÁC KHI CHƯA PHÉP

Hình ảnh của mỗi cá nhân là thuộc sở hữu của người đó, mỗi người đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Theo quy định của pháp luật về việc sử dụng hình ảnh của người khác phải được sự đồng ý từ họ. Vậy hành vi  sử dụng hình ảnh của người khác khi chưa được cho phép bị phạt thế nào? Bài viết này Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết vấn đề nêu trên, xin mời các bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Dân sự 2015;

– Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

– Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản;

– Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;

– Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

1. Khái niệm hình ảnh của cá nhân

Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thông qua thị giác rồi sau đó chuyển về não giúp ta cảm nhận nhận hình ảnh đó một cách chân thực nhất từ đó đưa ra những phản xạ, cảm nhận về hình ảnh mà ta vừa thu nhận. Về khái niệm hình ảnh cá nhân thì cho tới nay vẫn chưa có một văn bản cụ thể nào quy định rõ.

Tuy nhiên, theo các quy định về quyền đối với hình ảnh của cá nhân, cụ thể tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 và thực tiễn thì có thể hiểu: “Hình ảnh của cá nhân bao gồm mọi hình thức tác phẩm nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người cụ thể là ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh họa chép và rộng hơn có thể là các bức tượng của cá nhân đó”.

Vậy có thể hiểu rằng, hình ảnh của cá nhân là những ảnh mang tính chất riêng tư chứ không như hình ảnh ở những nơi sinh hoạt công cộng, ở nơi đông người. Nhưng nếu là một tấm ảnh chụp quang cảnh chung ở công viên đông người đó, có mặt của nhiều người trong ảnh thì có thể được hiểu đó là ảnh sinh hoạt tập thể nơi công cộng và đó không phải ảnh cá nhân nữa.

2. Quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình

Quyền hình ảnh của cá nhân là quyền nhân thân của cá nhân. Do đó, khi sử dụng hình ảnh của bất cứ ai cũng phải được người đó cho phép và đồng ý. Quyền này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.

Vì vậy, quyền của cá nhân đối với hình ảnh được khái niệm là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, theo đó cá nhân được phép sử dụng hình ảnh và cho phép người khác sử dụng hình của mình. Đối với việc sử dụng hình ảnh của cá nhân khác phải được người đó đồng ý.

Do đó, nếu tự ý sử dụng hình ảnh cá nhân, người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

3. Sử dụng hình ảnh của người khác khi chưa được cho phép bị phạt thế nào

3.1. Xử phạt hành chính

Tuỳ vào mục đích sử dụng hình ảnh người khác khi chưa được cho phép, pháp luật có quy định riêng về mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, hành vi sử dụng hình ảnh trẻ em dưới 07 tuổi để minh hoạ trên xuất bản phẩm mà cha mẹ/người giám hộ của trẻ không đồng ý và sử dụng hình ảnh trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên mà không được chính trẻ, cha mẹ/người giám hộ của trẻ đồng ý. Mức phạt hành chính đối với hành vi này là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng căn cứ tại Điểm c Khoản 2 Nghị định 119/2020/NĐ-CP.

Thứ hai, quảng cáo trên mạng xã hội có sử dụng hình ảnh người khác mà chưa được người đó cho phép trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Mức phạt hành chính đối với trường hợp này là từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng căn cứ tại Điểm b Khoản 3 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Thứ ba, hành vi tiết lộ hình ảnh của người khác mà không được cho phép nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt hành chính đối với hành vi này là từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng căn cứ tại Khoản 2 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP

Thứ tư, hành vi sử dụng trái phép hình ảnh người khác nhằm mục đích vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên môi trường mạng. Mức phạt hành chính đối với hành vi này là 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng căn cứ tại Điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Thứ năm, hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Mức phạt hành chính đối với hành vi này là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng căn cứ tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

3.2. Truy cứu trách nhiệm Hình sự

Thông thường căn cứ vào mục đích sử dụng hình ảnh của người khác khi chưa được cho phép sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu nhằm mục đích vu khống hoặc làm nhục người khác đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự. Cụ thể tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Như vậy, việc đăng hình ảnh của người khác không xin phép nếu gây ra hậu quả không đáng kể, ít nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có thể sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự với hình phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Trường hợp nào sử dụng hình ảnh người khác không cần xin phép?

Về nguyên tắc, việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được sự đồng ý của người đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do pháp luật quy định thì một chủ thể được quyền sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không cần sự đồng ý của người có hình ảnh. Cụ thể quy định tại Khoản 2 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”.

Do đó, nếu việc sử dụng hình ảnh của cá nhân nhẳm hướng tới những lợi ích theo như quy định trên và mang tính chất về thông tin, đưa tin về các hoạt động công cọng nói chung thì không cần thiết phải có sự đồng ý của người có hình ảnh.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về sử dụng hình ảnh của người khác khi chưa được cho phép bị phạt thế nào? và các vấn đề pháp lý liên quan. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Nhà ở thương mại

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết
Các dự án đầu tư về Bất động sản
Những Dự án không cần cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư
Quyền nuôi con
Các trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm con sau khi Ly hôn
Hủy chứng khoán niêm yết
14 Trường hợp bắt buộc Huỷ bỏ niêm yết đối với Cổ phiếu của Công ty Đại chúng

LUẬT SƯ

Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
tòa án giải quyết ly hôn
TOÀ ÁN NÀO GIẢI QUYẾT LY HÔN, 02 THỦ TỤC LY HÔN
ls dn
LUẬT SƯ – KHÔNG CHỈ LÀ MỘT “BÁC SĨ” CỦA DOANH NGHIỆP

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Luật sư tư vấn Hợp đồng thuê Nhà
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên