Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM PHÁI SINH

Hiện nay, nhiều cá nhân, tập thể còn mơ hồ về những quyền của mình đối với những  tác phẩm sáng tạo từ tác phẩm cũ hay còn gọi là quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh. Trong khía cạnh pháp lý, quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh là một vấn đề quan trọng trong hệ thống bảo vệ tác quyền tại Việt Nam. Việc tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả không chỉ là một nhiệm vụ pháp lý mà còn là một nguyên tắc cơ bản trong việc công nhận sự sáng tạo. Quyền tác giả đảm bảo cho người sáng tác tác phẩm được tôn trọng và hưởng quyền lợi từ công lao sáng tạo của mình. Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định rõ về quyền và trách nhiệm của tác giả đối với tác phẩm phái sinh. Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

– Luật Sở hữu Trí tuệ số 50/2005/QH11, sửa đổi năm 2009 và 2022;

– Nghị định 22/2018/NĐ-CP.

1. Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh

Căn cứ vào khoản 2 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 1, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định:

“Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác”

Từ các quy định trên, có thể thấy Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác.

2. Quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh

2.1. Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh

Căn cứ khoản 5 điều 1 Luật sở hữu trí tuệ 2009 sửa đổi, bổ sung điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, cụ thể:

“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.”

Căn cứ quy định trên, Tác phẩm phái sinh thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả. Theo đó, tác giả có các quyền nhân thân và tài sản đối với tác phẩm phái sinh do mình sáng tác.

Căn cứ Khoản 5, Điều 1, Luật SHTT sửa đổi 2022 quy định về quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm phái sinh gồm:

– Quyền đặt tên cho tác phẩm;

– Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

– Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

– Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Căn cứ Khoản 5, Điều 1, Luật SHTT sửa đổi 2022 quy định về quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm phái sinh gồm:

– Làm tác phẩm phái sinh;

– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;

– Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

– Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

– Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;

– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.

2.2. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh

Căn cứ quy định về tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả đã nêu, một tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả khi đáp ứng 02 điều kiện sau:

Tác phẩm phái sinh không làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc

Tác phẩm phái sinh có thể được sáng tạo mà không cần đến sự đồng ý của tác giả sáng tạo tác phẩm gốc nhưng quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ khi nó không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Quy định này nhằm bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Tác phẩm phái sinh được sáng tạo một cách độc lập

Theo đó, tác phẩm phái sinh phải được tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép nguyên bản từ tác phẩm của người khác.

Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh là một quyền hợp pháp được bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hiện nay, các tác phẩm phái sinh đang xu hướng phát triển hơn, việc bảo hộ quyền tác phẩm đối với tác giả phái sinh là một vấn đề cần thiết để khuyến khích sự sáng tạo và phát triển văn hóa, nghệ thuật, khoa học. Đồng thời, việc này cũng góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của tác giả và ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về “quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh”. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Nhà ở thương mại

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết
Các dự án đầu tư về Bất động sản
Những Dự án không cần cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư
Quyền nuôi con
Các trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm con sau khi Ly hôn
Hủy chứng khoán niêm yết
14 Trường hợp bắt buộc Huỷ bỏ niêm yết đối với Cổ phiếu của Công ty Đại chúng

LUẬT SƯ

Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
tòa án giải quyết ly hôn
TOÀ ÁN NÀO GIẢI QUYẾT LY HÔN, 02 THỦ TỤC LY HÔN
ls dn
LUẬT SƯ – KHÔNG CHỈ LÀ MỘT “BÁC SĨ” CỦA DOANH NGHIỆP

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Luật sư tư vấn Hợp đồng thuê Nhà
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên