Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

PHÁP NHÂN CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đồng thời làm các mối quan hệ, giao dịch giữa các bên càng đa dạng và nảy sinh càng ngày càng phức tạp hơn, từ đó cũng làm nảy sinh những bất cập không ít của thị trường, để đạt được lợi nhuận cao nhất mà cách chủ thể kinh doanh thường tìm mọi cách để có được bất chấp cả việc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác, và kể cả của Nhà nước. Tuy nhiên, việc sử dụng các chế tài xử phạt hành chính hay chế tài dân sự hoàn toàn không đủ mức trừng phạt và răn đe đối với những đối tượng thực hiện hành vi này. Đứng trước thực tế đó, pháp luật hình sự đã ngay lập tức có những điều chỉnh phù hợp quy định pháp nhân thương mại cũng là chủ thể phải chịu trách nhiệm Hình sự. Vậy Luật Hình sự Việt Nam hiện hành quy định như thế nào về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại? Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Dân sự 2015;

– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;

– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

1. Khái niệm về Pháp nhân thương mại

Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Như vậy, có thể hiểu pháp nhân thương mại là pháp nhân (tức có đăng ký kinh doanh) hoạt động kinh doanh (mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. v.v) nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận sẽ được chia cho các thành viên của pháp nhân. Do đó, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của pháp nhân, nhiều trường hợp chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà pháp nhân có thể thực hiện những hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích của chủ thể khác một cách nghiêm trọng. Chính vì điều này, trách nhiệm hình sự tất yếu sẽ được đặt ra đối với pháp nhân thương mại có hành vi phạm tội.

2. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Căn cứ quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, cụ thể:

Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm sau đây:

1. Điều 188 (tội buôn lậu); Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế); Điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước); Điều 209 (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán); Điều 210 (tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 211 (tội thao túng thị trường chứng khoán); Điều 213 (tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm); Điều 216 (tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (tội vi phạm quy định về cạnh tranh); Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 226 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp); Điều 227 (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản); Điều 234 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã);

2. Điều 235 (tội gây ô nhiễm môi trường); Điều 237 (tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường); Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông); Điều 239 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 242 (tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản); Điều 243 (tội hủy hoại rừng); Điều 244 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm); Điều 245 (tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại).

Vậy có thể thấy rằng, mặc dù Bộ luật Hình sự hiện hành quy định rất nhiều các tội phạm tuy nhiên không như đối với cá nhân phạm tội, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi pháp nhân thực hiện hành vi vi phạm một số tội phạm nhất định.

Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội của pháp nhân chính là pháp nhân. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân chỉ được đặt ra khi và chỉ khi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân nhân danh pháp nhân thực hiện các hoạt động hoặc cá nhân thực hiện vì lợi ích của pháp nhân hoặc dưới sự chỉ đạo của pháp nhân và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Một số thủ thủ tục tố tụng hình sự đặc thù đối với pháp nhân

Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành 2015quy định thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại Chương XXIX. Theo đó, một số bước của tiến trình truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân được thực hiện tương ứng với thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự cá nhân, ngoài ra có một số quy định mang tính đặc thù, tác giả có thể viện dẫn một số quy định như sau:

– Pháp nhân thực hiện các hoạt động tố tụng thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (Điều 434 BLHS).

– Một số biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân: Kê biên tài sản có liên quan đến hành vi phạm tội; phong tỏa tài khoản có liên quan đến hành vi phạm tội; tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động có liên quan đến hành vi phạm tội; buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án (Điều 463 BLHS).

– Những vấn đề cần phải chứng minh: Hành vi phạm tội, lỗi của pháp nhân, tính chất và mức độ phạm tội, tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân và điều kiện phạm tội (Điều 441 BLHS).

– Thủ tục đương nhiên xóa án tích đối với pháp nhân: Trong thời hạn 05 ngày từ ngày nhận được yêu cầu của pháp nhân khi xét thấy pháp nhân đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 02 năm (Điều 446 BLHS).

4. Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Điều 33 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Phạt tiền;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

b) Cấm huy động vốn;

c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

3. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về trách nhiệm hình sự của Pháp nhân và các vấn đề liên quan. Nếu Quý khách hàng có bất kì khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An  Our Work. Your Success! 

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Nhà ở thương mại

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết
Các dự án đầu tư về Bất động sản
Những Dự án không cần cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư
Quyền nuôi con
Các trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm con sau khi Ly hôn
Hủy chứng khoán niêm yết
14 Trường hợp bắt buộc Huỷ bỏ niêm yết đối với Cổ phiếu của Công ty Đại chúng

LUẬT SƯ

Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
tòa án giải quyết ly hôn
TOÀ ÁN NÀO GIẢI QUYẾT LY HÔN, 02 THỦ TỤC LY HÔN
ls dn
LUẬT SƯ – KHÔNG CHỈ LÀ MỘT “BÁC SĨ” CỦA DOANH NGHIỆP

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Luật sư tư vấn Hợp đồng thuê Nhà
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên