Trách nhiệm, nghĩa vụ chứng minh trong các loại tranh chấp/vụ án cho các yêu cầu khởi kiện, truy tố … thuộc về ai trong các bên tham gia tố tụng theo từng loại vụ việc được pháp luật quy định như thế nào?
Trong các vụ án, tranh chấp về dân sự, hành chính hay hình sự, tuy bản chất vụ việc mỗi khác nhau, quy trình tố tụng, các đối tượng tham gia giải quyết vụ án cũng khác nhau, tuy nhiên, đều giống nhau ở một điểm là Tòa án sẽ xem xét, đánh giá toàn bộ nội dung vụ việc để xác định Sự Thật khách quan, từ đó đưa ra phán quyết cuối cùng.
Với vụ án Dân sự, các đương sự khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết việc quyền lợi của mình/của người mình đại diện, người khác… bị xâm phạm (gọi chung là Nguyên đơn), việc này tương tự với vụ án Hành chính, trong đó, người bị kiện là các Cá nhân/Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quan hệ hành chính.
Đối với vụ án Hình sự, thì Tòa án giải quyết các vụ án theo quyết định truy tố của Viện kiểm sát đối với những người, những hành vi nguy hiểm cho xã hội theo quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, v.v.
Vậy, trong các loại tranh chấp, vụ án nêu trên, điểm và cũng là bước quan trọng trong quá trình giải quyết là TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CHỨNG MINH TRONG CÁC LOẠI TRANH CHẤP/VỤ ÁN cho các yêu cầu khởi kiện, truy tố … thuộc về ai trong các bên tham gia tố tụng theo từng loại vụ việc được pháp luật quy định như thế nào?
Bài viết sau đây Luật sư A&An xin chia sẻ với các bạn về vấn đề nêu trên. Xin mời các bạn tham khảo!
MỤC LỤC
Căn cứ pháp lý
– Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn chi tiết hiện hành;
– Luật Tố tụng Hành chính 2015 và các văn bản hướng dẫn chi tiết hiện hành;
– Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và các văn bản hướng dẫn chi tiết hiện hành.
1. Trách nhiệm, nghĩa vụ chứng minh trong vụ án Dân sự
Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.
2. Trách nhiệm, nghĩa vụ chứng minh trong vụ án Hành chính
Người bị kiện có nghĩa vụ chứng minh tính đúng đắn, hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện.
3. Trách nhiệm, nghĩa vụ chứng minh trong vụ án Hình sự
Việc xác định sự thật của vụ án, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về phân biệt trách nhiệm, nghĩa vụ chứng minh trong các loại tranh chấp/vụ án.
Nếu có vướng mắc trong quá trình tham khảo, áp dụng, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Luật sư A&An ∼ Our work. Your success! ∼