Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

PHÁ HOẠI RỪNG, CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Rừng cây được ví như “lá phổi xanh” của con người, tuy nhiên, hiện nay rừng cây đang bị con người tàn phá một cách vô tổ chức và dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Thực trạng nhiều dự án đầu tư công nghiệp, thương mại, dịch vụ mọc lên như nấm tàn phá sạch sẽ những cánh rừng phòng hộ, rừng trồng trọt, rùng đặc dụng, rừng sản xuất hay cả những cánh rừng non mới tái sinh, chưa ổn định một cách vô tội vạ. Thậm chí những chủ đầu tư ấy còn vô tư chặt phá rừng bừa bãi khi chưa được sự cho phép và giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mặc dù đã được giao đất, cho thuê đất làm dự án. Vậy pháp luật hiện hành quy định xử phạt như thế nào đối với những chủ đầu tư phá hoại rừng triển khai dự án? Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo. 

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;

– Luật Lâm nghiệp 2017;

– Nghị định 35/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP.

1. Hành vi phá hoại rừng là gì

Căn cứ theo Điều 9 Luật Lâm nghiệp 2017, có thể về định nghĩa hành vi phá hoại rừng hay còn gọi là hành vi hủy hoại tài nguyên môi trường rừng là những hành vi cụ thể bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp như “chặt phá, khai thác rừng trái phép, hạ độc rừng, săn bắt trái phép, hủy hoại tài nguyên môi trường rừng, hệ sinh thái, công trình bảo vệ và phát triển rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản rừng, ngăn dòng chảy tự nhiên,…”

Cùng với đó, tại Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP cũng đề cập đến hành vi phá hoại rừng trái phép là những hành vi cụ thể như “chặt, đốt, phá cây rừng, đào bới, san ủi, nổ mìn, đắp đập ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kì mục đích gì mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thực hiện”.

2. Biện pháp xử lý đối với Chủ đầu tư dự án có hành vi hủy hoại rừng

Chủ đầu tư dự án có hành vi pháp hoại rừng tuỳ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.1. Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ quy định Khoản 1 đến Khoản 10, Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP như sau:

Điều 20. Phá rừng trái pháp luật

Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 3.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 100 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá dưới 4.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá dưới 3.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

10. Phạt tiền từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 27.000 m2 đến dưới 30.000 m2

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 4.500 m2 đến dưới 5.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.700 m2 đến dưới 3.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.000 m2.”

Theo đó, phụ thuộc vào diện tích và loại rừng bị huỷ hoại, đối với chủ đầu tư là cá nhân thực hiện hành vi phá rừng mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị phạt tiền đến 200.000.000 đồng, đối với tổ chức thực hiện hành vi hủy hoại rừng thì sẽ bị xử phạt gấp đôi tức là 400.000.000 đồng, đi kèm với đó là các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư có hành vi huỷ hoại rừng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội huỷ hoại rừng” theo quy định tại Điều 243, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, cụ thể:

a. Đối với chủ đầu tư là cá nhân phạm tội hủy hoại rừng

* Khung 1: 

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người có hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2).

– Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2).

– Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2).

– Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2).

– Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

– Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

– Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

* Khung 2:

Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với người có hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Có tổ chức.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

– Tái phạm nguy hiểm.

– Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2).

 – Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2).

– Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2).

– Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 5.000 mét vuông (m2).

– Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

– Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

* Khung 3:

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người có hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên.

– Rừng sản xuất có diện tích 50.000 mét vuông (m2) trở lên.

– Rừng phòng hộ có diện tích 10.000 mét vuông (m2) trở lên.

– Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 mét vuông (m2) trở lên.

– Gây thiệt hại về lâm sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

– Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá 100.000.000 đồng trở lên; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên.

b. Đối với chủ đầu tư là pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại rừng

Theo khoản 5 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại rừng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt như sau:

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khung 1 nêu trên, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại Khung 2 nêu trên (trừ hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức chỉ áp dụng với cá nhân), thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khung 3 nêu trên, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại rừng còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn  pháp nhân thương mại: Bao gồm hành vi phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về việc Chủ đầu tư dự án gây phá hoại rừng có bị xử phạt không. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông – Công ty Luật A&An
Quy định về Hợp đồng Đào tạo Nghề - Công ty Luật A&An
Quy định về nghỉ phép năm của Người lao động – Công ty Luật A&An
Xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy – Công ty Luật A&An
Pháp luật về kinh doanh Vàng – Công ty Luật A&An
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 – Công ty Luật A&An
Hộ kinh doanh – Công ty Luật A&An
Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài – Công ty Luật A&An
Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh – Công ty Luật A&An

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông – Công ty Luật A&An
Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông?
Xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy – Công ty Luật A&An
Mức xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy
Pháp luật về kinh doanh Vàng – Công ty Luật A&An
Pháp luật về kinh doanh Vàng
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 – Công ty Luật A&An
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022
Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài – Công ty Luật A&An
Thủ tục thành lập Công ty liên doanh Nước ngoài?
Thủ tục đầu tư ra Nước ngoài? - Công ty Luật A&An
Thủ tục Đầu tư ra Nước ngoài
Luật Hôn nhân và Gia đình về chia tài sản khi ly hôn – Công ty Luật A&An
Luật Hôn nhân và Gia đình về chia tài sản khi Ly hôn
Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng? – Công ty Luật A&An
Nghĩa vụ về tài sản vợ chồng?
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định như thế nào về tài sản sau hôn nhân? – Công ty Luật A&An
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định như thế nào về tài sản sau hôn nhân?
Thủ tục công chứng tài sản trước hôn nhân – Công ty Luật A&An
Thủ tục công chứng tài sản trước Hôn nhân

LUẬT SƯ

Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài – Công ty Luật A&An
Thủ tục thành lập Công ty liên doanh Nước ngoài?
Thủ tục đầu tư ra Nước ngoài? - Công ty Luật A&An
Thủ tục Đầu tư ra Nước ngoài
Luật Hôn nhân và Gia đình về chia tài sản khi ly hôn – Công ty Luật A&An
Luật Hôn nhân và Gia đình về chia tài sản khi Ly hôn
Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng? – Công ty Luật A&An
Nghĩa vụ về tài sản vợ chồng?
Thủ tục công chứng tài sản trước hôn nhân – Công ty Luật A&An
Thủ tục công chứng tài sản trước Hôn nhân
Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông – Công ty Luật A&An
Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông?
Quy định về Hợp đồng Đào tạo Nghề - Công ty Luật A&An
Quy định về Hợp đồng đào tạo nghề
Quy định về nghỉ phép năm của Người lao động – Công ty Luật A&An
Quy định về nghỉ phép năm của Người lao động?
Xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy – Công ty Luật A&An
Mức xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy
Pháp luật về kinh doanh Vàng – Công ty Luật A&An
Pháp luật về kinh doanh Vàng
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 – Công ty Luật A&An
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022
Hộ kinh doanh – Công ty Luật A&An
Pháp luật về Hộ kinh doanh
Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài – Công ty Luật A&An
Thủ tục thành lập Công ty liên doanh Nước ngoài?
Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh – Công ty Luật A&An
Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty
Thủ tục đầu tư ra Nước ngoài? - Công ty Luật A&An
Thủ tục Đầu tư ra Nước ngoài