Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN CÓ ĐƯỢC TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ?

Từ chối nhận di sản là một quyền và một thủ tục pháp lý nhằm từ bỏ quyền hưởng di sản do người đã chết để lại trong trường hợp được hưởng. Vậy pháp luật quy định về từ chối nhận di sản thừa kế như thế nào? Và người chưa thành niên muốn từ chối nhận di sản thừa kế thì có được hay không. Trong bài viết này, Công ty Luật A&An cùng các bạn tham khảo vấn đề này.

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

1. Người chưa thành niên là ai

Khoản 1, Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.”

Đối với các giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập, thực hiện được quy định cụ thể như sau:

– Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy, người chưa thành niên theo Bộ luật Dân sự 2015 là những người chưa đủ mười tám tuổi. Những giao dịch dân sự của người chưa thành niên được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện của họ.

2. Người chưa thành niên có được từ chối nhận di sản thừa kế hay không

2.1. Quyền thừa kế di sản của người chưa thành niên

Người chưa thành niên vẫn có quyền nhận thừa kế như người thành niên trong trường hợp không có di chúc. Tuy nhiên, đối với trường hợp chết có di chúc, căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

‘Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;….”

Đối với chết không có di chúc, điểm a, khoản 1, Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về con đẻ, con nuôi của người chết là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng thừa kế theo pháp luật.

Vậy pháp luật dân sự quy định về người chưa thành niên nếu trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc cho mà ít hơn 2/3 suất thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. Và đồng thời họ cũng là người hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật trong trường hợp người chết không để lại di chúc.

2.2. Người chưa thành niên có được từ chối nhận di sản thừa kế hay không

Điều 620, Bộ luật dân sự 2015 quy định về từ chối nhận di sản như sau:

– Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

– Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

– Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Tuy nhiên, trở lại với vấn đề thực hiện các giao dịch dân sự của người chưa thành niên đã được nêu qua tại mục 1, theo đó, pháp luật quy định về người đại diện của người chưa thành niên và các vấn đề liên quan như sau:

Theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện theo pháp luật của cá nhân được xác định như sau:

Là cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Là người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

– Là người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện theo 02 trường hợp nêu trên.

– Là người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015, người được giám hộ được xác định như sau:

+ Là người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

+ Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; ………..

Về nghĩa vụ của người giám hộ:

+ Trường hợp giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi

– Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.

– Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

– Quản lý tài sản của người được giám hộ.

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

+ Trường hợp giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

– Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

– Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định về việc giám sát việc giám hộ như sau:

“Điều 51. Giám sát việc giám hộ

1. Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.

Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.

2. Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.

3. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.

4. Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;

b) Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định tại Điều 59 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.”

Vậy tại đây sẽ có 02 trường hợp:

a. Người chưa thành niên được đại diện bởi cha, mẹ

Khi đó, đối với trường hợp người chưa thành niên vẫn được quyền từ chối nhận di sản thừa kế, thông qua hoặc được sự đồng ý của người đại diện là cha, mẹ của mình. Và việc từ chối phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Đồng thời, việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

b. Người chưa thành niên được đại diện bởi người không phải là cha, mẹ

Trong trường hợp này, việc từ chối nhận di sản phải thực hiện thông qua người giám hộ, và phải đảm bảo nguyên tắc pháp luật đã quy định rằng, việc từ chối đó để “bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ”. Hơn nữa, đối với di sản là tài sản có giá trị lớn thì còn phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Thực tế, việc thừa hưởng di sản chủ yếu là thừa hưởng các giá trị tài sản, lợi ích vật chất, các quyền tài sản, v.v. Do đó, trong trường hợp này việc từ chối nhận di sản theo quy định gần như là không thể chứng minh là việc từ chối để “bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên”, do đó, cũng gần như là không thể thực hiện được việc từ chối.

3. Hậu quả pháp lý của việc từ chối nhận di sản

3.1. Đối với thừa kế theo di chúc

Những người được chỉ định nhận thừa kế theo di chúc mà từ chối quyền nhận di sản thừa kế thì phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luật.

Ngoài ra, Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 có quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nhằm bảo vệ quyền lợi cho người có mối quan hệ gần gũi nhất với người để lại di sản trước những quyết định có thể xem là bất lợi với họ. Chẳng hạn như: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ chồng hoặc con chưa thành niên không có khả năng lao động. Tuy nhiên, những đối tượng này vẫn có quyền từ chối nhận di sản thừa kế, khi đó phần thừa kế của họ sẽ do những người được hưởng theo di chúc thừa kế.

3.2. Đối với thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật cùng hàng sẽ nhận được phần di sản như nhau. Việc từ chối nhận di sản thừa kế theo pháp luật sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý như sau:

– Người được hưởng thừa kế theo pháp luật mà từ chối nhận di sản thừa kế thì phần của người đó sẽ được chia đều cho những người cùng hàng thừa kế với người từ chối nhận di sản thừa kế.

– Những người ở hàng thừa kế trước từ chối nhận di sản thì những người ở hàng thừa kế sau được hưởng thừa kế.

Trên đây là bài viết của Công ty Luật A&An về vấn đề người chưa thành niên có được từ chối nhận di sản thừa kế không và các vấn đề có liên quan. Nếu Quý khách hàng có bất kì khó khăn hay vướng mắc nào trong quá trình tham khảo và áp dụng vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Luật sư A&An  Our Work. Your Success! 

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết

LUẬT SƯ

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp Đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?