Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TÂM THẦN

Trên thực tế, đã có rất nhiều vụ án vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng như giết người, cố ý gây thương tích, v.v, do người có mang bệnh lý về tâm thần thực hiện. Tuy rằng trong hoàn cảnh đó, họ hoàn toàn không ý thức và làm chủ được hành động của mình nhưng không thể phủ nhận những thiệt hại mà người bị tâm thần gây ra cho bị hại và xã hội là vô cùng lớn. Bộ luật Hình sự ra đời với sứ mệnh nhằm răn đe, trừng trị và giáo dục tội phạm, trong đó, một trong những cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý là xem xét năng lực trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi phạm tội. Vậy liệu người bị tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội không? Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Dân sự 2015

– Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017;

– Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

1. Người bị bệnh tâm thần là gì?

Bệnh tâm thần là bệnh lý do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, suy nghĩ, hành vi, tác phong, tình cảm, v.v, không phù hợp. Trong đó, nặng nhất là mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Căn cứ Khoản 1, Điều 22 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau:

“Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”

Do đó, người phạm tội được xác định là mất năng lực hành vi dân sự khi thỏa mãn:

– Phải mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác;

– Không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi;

– Hoặc tuy có khả năng nhận thức hành vi nhưng không có năng lực điều khiển hành vi đó.

Theo quy định trên, dựa vào kết quả trưng cầu giám định pháp y để Tòa án xác định một người có bị tâm thần hay không.

2. Loại trừ trách nhiệm hình sự cho người bị bệnh tâm thần

Loại trừ trách nhiệm hình sự được hiểu là việc người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, được coi là tội phạm trong Bộ luật hình sự, nhưng được miễn không truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi vi phạm pháp luật do mình gây ra.

Nói cách khác, người được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự là người thực hiện các hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Chương IV Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, căn cứ Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau:

“Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Theo quy định trên, để được loại trừ trách nhiệm hình sự, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội phải đáp ứng được đồng thời hai yếu tố:

– Khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác;

– Bệnh này phải làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng làm chủ hành vi của mình.

Tuy nhiên, pháp luật vẫn có những quy định xử lý để đề phòng đối với trường hợp này căn cứ theo Khoản 1, Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 49. Bắt buộc chữa bệnh

1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

Theo đó, người mắc bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi phạm tội sẽ được đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án.

3. Trách nhiệm pháp lý mà người mắc bệnh tâm thần phải chịu

Tại khoản 2, khoản 3, điều 49, Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

“2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.

Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.”

Theo đó, không phải mọi trường hợp người mắc bệnh tâm thần khi phạm tội đều được miễn trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình sự 2015 chỉ quy định người bị bệnh tâm thần chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh còn nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái hoàn toàn bình thường mà trước khi bị kết án mới lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, người đó có thể vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, đối với những người tâm thần phạm tội, họ vẫn có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có kết luận của Hội đồng giám định y khoa kết luận rằng họ chỉ bị hạn chế năng lực hành vi, chứ không phải mất năng lực hành vi. Khi đó, người bị bệnh tâm thần vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp có kết luận giám định pháp y họ bị mất năng lực hành vi thì họ sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ về trường hợp Toà án xác định người phạm tội chỉ hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi:

Tại Bản án số: 20/2021/HS-ST ngày 29/7/2021 của Toà án nhân dân Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng về tội “Chống người thi hành công vụ”, bị cáo là Lê Hoàng Sơn điều khiển xe vượt đèn đỏ. Tổ công tác đã ra tín hiệu yêu cầu dừng xe nhưng Sơn không chấp hành mà quay xe bỏ chạy sang làn đường ngược chiều, Lúc này, đồng chí Đặng Quang L và đồng chí Bùi Quang Hợp đi đến yêu cầu Sơn chấp hành hiệu lệnh của tổ công tác thì Sơn lấy 01 côn gỗ ở võng xe vụt vào người đồng chí Đặng Quang L và vào đầu anh Nguyễn Xuân Ng là người dân đi qua vào can ngăn. Ngay lúc đó S bị tổ công tác khống chế bắt giữ quả tang, giao cho Cơ quan điều tra- Công an quận Dương Kinh xử lý theo thẩm quyền. Quá trình điều tra xác định Lê Hoàng Sơn đã có thời gian điều trị tâm thần. Cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định tâm thần đối với Sơn.

Toà án nhận định: Lời khai của bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai tại cơ quan điều tra, phù hợp với Biên bản bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang, phù hợp với lời khai những người làm chứng, vật chứng thu giữ được cùng các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án. Đồng thời Theo kết luận giám định pháp y tâm thần xác định “Trước, trong và sau ngày 20-01-2021, khi thực hiện hành vi không chấp hành hiệu lệnh cảnh sát giao thông; sử dụng côn gỗ đánh cán bộ chiến sỹ cảnh sát giao thông và tại thời điểm giám định, đối tượng Lê Hoàng S bị tâm thần phân liệt thể paranoid. Theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 năm 1992 bệnh có mã số F20.0. Tại các thời điểm trên bệnh ở giai đoạn thuyên giảm, đối tượng hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi”. Vì vậy, bị cáo vẫn có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật nhưng có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp này, Toà án đã vận dụng Điểm q, Khoản 1, Điều 51, Bộ luật Hình sự 2015 để áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Hiện nay, không ít trường hợp người phạm tội bị bắt đã giả vờ tâm thần để trốn tội. Trên thực tế, ranh giới để xác định mắc bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi phạm tội hay sau khi thực hiện hành vi phạm tội đôi khi rất mong manh, yêu cầu cơ quan điều tra phải thực hiện các nghiệp vụ điều tra một cách kỹ lưỡng, thận trọng. Trong các vụ án mà có căn cứ cho rằng người phạm tội mắc bệnh tâm thần, cơ quan điều tra phải tiến hành điều tra, làm rõ các vấn đề theo quy định tại khoản 1, điều 448, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

“1. Đối với vụ án mà có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự, Cơ quan điều tra phải làm sáng tỏ:

a) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra;

b) Tình trạng tâm thần và bệnh tâm thần của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội;

c) Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội có mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không.”

Theo đó, thực trạng chạy án “Tâm thần” đang diễn ra phổ biến. Điển hình là vụ án đường dây làm giả bệnh án tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho hàng chục đối tượng hình sự vào tháng 6/2018. Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án và bắt tạm giam 2 cán bộ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I là bác sĩ chuyên khoa II Thân Thái Phong, Phó trưởng Khoa Tâm thần người cao tuổi và ông Nguyễn Tuấn Sơn, kỹ thuật viên trưởng, Khoa Dinh dưỡng. Cơ quan điều tra đã yêu cầu rà soát 94 hồ sơ bệnh án, trong đó có tới 41 hồ sơ là của các đối tượng cho thấy có đường dây “chạy bệnh án” cho các đối tượng phạm pháp hình sự nhằm trốn tránh việc xử lý của cơ quan pháp luật. Để không bỏ lọt tội phạm, Nhà nước cần có các biện pháp xử lý nghiêm các cá nhân tiếp tay cho tội phạm giả bệnh nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về “loại trừ trách nhiệm hình sự cho người bị bệnh tâm thần”. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

 

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Nhà ở thương mại

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết
Các dự án đầu tư về Bất động sản
Những Dự án không cần cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư
Quyền nuôi con
Các trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm con sau khi Ly hôn
Hủy chứng khoán niêm yết
14 Trường hợp bắt buộc Huỷ bỏ niêm yết đối với Cổ phiếu của Công ty Đại chúng

LUẬT SƯ

Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
tòa án giải quyết ly hôn
TOÀ ÁN NÀO GIẢI QUYẾT LY HÔN, 02 THỦ TỤC LY HÔN
ls dn
LUẬT SƯ – KHÔNG CHỈ LÀ MỘT “BÁC SĨ” CỦA DOANH NGHIỆP

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Luật sư tư vấn Hợp đồng thuê Nhà
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên