Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

Lãi suất chậm trả trong Hợp đồng Thương mại

Lãi suất chậm trả trong Hợp đồng Thương mại

Trong quá trình các bên giao kết hợp đồng thương mại, thoả thuận về nghĩa vụ trả lãi suất do chậm thanh toán là rất cần thiết đối với các điều khoản quy định về phạt vi phạm hợp đồng.

Thực tế cho thấy rất nhiều vụ án tranh chấp hợp đồng thương mại, các bên khởi kiện thường yêu cầu Toà án xác định mức lãi suất do chậm thanh toán.

Vậy theo quy định pháp luật hiện hành, lãi suất chậm trả trong hợp đồng thương mại được xác định như thế nào?

Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, xin mời các bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Luật Thương mại 2005;

Bộ luật Dân sự 2015;

Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao.

1. Trước hết, hợp đồng thương mại là gì?

Căn cứ Khoản 1, Điều 3, Luật Thương mại 2005 định nghĩa về hoạt động thương mại như sau:

“1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

Pháp luật hiện hành không quy định rõ định nghĩa Hợp đồng thương mại.

Tuy nhiên căn cứ định nghĩa về hợp đồng tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 và hoạt động thương mại tại Điều 3 Luật Thương mại 2005, có thể hiểu Hợp đồng thương mại là sự thoả thuận giữa các thương nhân với nhau

Hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

2. Quy định về nghĩa vụ trả lãi suất chậm trả trong hợp đồng thương mại

Căn cứ Điều 306, Luật Thương mại 2005 quy định về quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán như sau:

“Điều 306. Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán

Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Theo quy định trên, trường hợp một bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả tiền lãi trên số tiền chậm trả mà không phụ thuộc vào việc hợp đồng có thoả thuận về việc trả lãi hay không.

Trường hợp các bên giao kết Hợp đồng thương mại có thoả thuận về tiền lãi do chậm thanh toán, mức tiền lãi sẽ được áp dụng theo quy định của hợp đồng. Tuy nhiên mức lãi suất phải trả do chậm thanh toán được giới hạn bởi Khoản 2, Điều 357 Bộ luật dân sự 2015 về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau:

“2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.”

Cụ thể tại Khoản 1, Điều 468, Bộ luật Dân sự 2015:

“Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

 Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”

Như vậy, các bên có thể thoả thuận về mức lãi suất chậm trả trong Hợp đồng thương mại nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền chậm thanh toán. Trường hợp lãi suất theo thoả thuận vượt quá 20%/năm thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Trường hợp các bên giao kết Hợp đồng thương mại không có thoả thuận về tiền lãi do chậm thanh toán, mức tiền lãi sẽ được áp dụng theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả. Việc xác định mức lãi suất này được Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn chi tiết tại Điều 11, Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP. Cụ thể:

“Trường hợp hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005 thì khi xác định lãi suất chậm trả đối với số tiền chậm trả, Tòa án căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 (ba) ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,…) có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán (thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Ví dụ về trường hợp Toà án áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn trung bình:

Tại Bản án số 42/2020/KDTM-ST ngày 25/9/2020 của Toà án nhân dân Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội về việc “Tranh chấp yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả”, nguyên đơn là Công ty HN khởi kiện Công ty TT yêu cầu trả lãi chậm trả là 171.920.809 đồng, tương đương với mức lãi suất chậm trả 0.07%/ngày. Tại phiên toà, nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện nhưng điều chỉnh mức lãi suất 20% để tính lãi trên số tiền chậm trả, số tiền lãi chậm trả Công ty TT phải trả nguyên đơn là 131.994.372 đồng.

Toà án nhận định: Mức  lãi  suất 0,07%/  ngày  theo Điều  4  của Hợp đồng mua  bán  số 1204/HĐMB-TM/2017 ngày 12/4/2017 tương đương 25,2%/năm vi phạm quy định về lãi suất. Tại phiên tòa, nguyên đơn điều chỉnh mức lãi suất là 20%/năm để tính lãi chậm trả cũng không phù hợp quy định pháp luật.

Do đó cần áp dụng lãi suất nợ quá hạn trung bình theo quy định tại Điều 306 Luật thương mại để xác định số tiền lãi do Công ty TT chậm thanh toán. Theo cung cấp mức lãi suất cho vay áp dụng tại thời điểm giải quyết vụ án của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển  nông  thôn  Việt  Nam  lần  lượt  là:  6%/năm –12%/năm;  9%/năm –11%/năm; 9%/năm –12%/năm. Như vậy mức lãi suất nợ quá hạn trung bình là ((6+ 12 + 9 + 11 + 9 + 12): 6) x 150% = 14,75%/năm.

Trong trường hợp này, Toà án đã vận dụng Khoản 1, Điều 468, Bộ luật Dân sự 2015 để loại bỏ mức lãi suất chậm trả theo thoả thuận vượt giới hạn và áp dụng mức theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường quy định tại Điều 306, Luật Thương mại 2005, hướng dẫn chi tiết tại Điều 11, Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP. 

Có thể Bạn quan tâm:

Luật sư Tư vấn Doanh nghiệp - Luật sư Đà Nẵng
Luật sư Tư vấn Doanh nghiệp – Luật sư Đà Nẵng

3. Các trường hợp được miễn trách nhiệm trả lãi suất chậm trả

Căn cứ quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm như sau:

“1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.”

Theo đó, trường hợp một bên chậm trả nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng thương mại nhưng nguyên nhân dẫn đến chậm trả thuộc một trong các trường hợp đã nêu thì được miễn trách nhiệm trả lãi suất chậm trả. Tuy nhiên, bên chậm trả nghĩa vụ thanh toán phải có trách nhiệm cung cấp các chứng cứ chứng minh được mình thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm trên.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về lãi suất chậm trả trong hợp đồng thương mại và các vấn đề liên quan.

Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông – Công ty Luật A&An
Quy định về Hợp đồng Đào tạo Nghề - Công ty Luật A&An
Quy định về nghỉ phép năm của Người lao động – Công ty Luật A&An
Xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy – Công ty Luật A&An
Pháp luật về kinh doanh Vàng – Công ty Luật A&An
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 – Công ty Luật A&An
Hộ kinh doanh – Công ty Luật A&An
Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài – Công ty Luật A&An
Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh – Công ty Luật A&An

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông – Công ty Luật A&An
Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông?
Xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy – Công ty Luật A&An
Mức xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy
Pháp luật về kinh doanh Vàng – Công ty Luật A&An
Pháp luật về kinh doanh Vàng
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 – Công ty Luật A&An
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022
Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài – Công ty Luật A&An
Thủ tục thành lập Công ty liên doanh Nước ngoài?
Thủ tục đầu tư ra Nước ngoài? - Công ty Luật A&An
Thủ tục Đầu tư ra Nước ngoài
Luật Hôn nhân và Gia đình về chia tài sản khi ly hôn – Công ty Luật A&An
Luật Hôn nhân và Gia đình về chia tài sản khi Ly hôn
Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng? – Công ty Luật A&An
Nghĩa vụ về tài sản vợ chồng?
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định như thế nào về tài sản sau hôn nhân? – Công ty Luật A&An
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định như thế nào về tài sản sau hôn nhân?
Thủ tục công chứng tài sản trước hôn nhân – Công ty Luật A&An
Thủ tục công chứng tài sản trước Hôn nhân

LUẬT SƯ

Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài – Công ty Luật A&An
Thủ tục thành lập Công ty liên doanh Nước ngoài?
Thủ tục đầu tư ra Nước ngoài? - Công ty Luật A&An
Thủ tục Đầu tư ra Nước ngoài
Luật Hôn nhân và Gia đình về chia tài sản khi ly hôn – Công ty Luật A&An
Luật Hôn nhân và Gia đình về chia tài sản khi Ly hôn
Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng? – Công ty Luật A&An
Nghĩa vụ về tài sản vợ chồng?
Thủ tục công chứng tài sản trước hôn nhân – Công ty Luật A&An
Thủ tục công chứng tài sản trước Hôn nhân
Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông – Công ty Luật A&An
Mức bồi thường khi gây Tai nạn Giao thông?
Quy định về Hợp đồng Đào tạo Nghề - Công ty Luật A&An
Quy định về Hợp đồng đào tạo nghề
Quy định về nghỉ phép năm của Người lao động – Công ty Luật A&An
Quy định về nghỉ phép năm của Người lao động?
Xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy – Công ty Luật A&An
Mức xử phạt nồng độ cồn với Xe Máy
Pháp luật về kinh doanh Vàng – Công ty Luật A&An
Pháp luật về kinh doanh Vàng
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 – Công ty Luật A&An
Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022
Hộ kinh doanh – Công ty Luật A&An
Pháp luật về Hộ kinh doanh
Thủ tục thành lập công ty liên doanh nước ngoài – Công ty Luật A&An
Thủ tục thành lập Công ty liên doanh Nước ngoài?
Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh – Công ty Luật A&An
Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty
Thủ tục đầu tư ra Nước ngoài? - Công ty Luật A&An
Thủ tục Đầu tư ra Nước ngoài