Theo quy định của pháp luật hiện hành, sau khi ly hôn, cha, mẹ là người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền chăm sóc và thăm nom con cái của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cha mẹ có thể sẽ bị hạn chế một số quyền đối với con nếu pháp luật cho rằng điều đó gây ảnh hưởng không tốt tới con cái. Công ty Luật A&An xin phân tích về thực hiện việc thay đổi này và mẫu đơn đề nghị giải quyết hạn chế quyền của cha mẹ đối với con cái sau ly hôn.
Căn cứ pháp lý: Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
MỤC LỤC
1. Khi nào bị hạn chế quyền thăm nom con?
Sau khi ly hôn, con sẽ được giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, người còn lại thì phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo thỏa thuận của cha, mẹ (trường trường hợp các bên thỏa thuận không cấp dưỡng theo quy định).
Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ như sau khi đó được quy định như sau:
– Người được giao trực tiếp nuôi con: Tạo điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; tạo điều kiện và không được cản trở người kia thăm non, chăm sóc con.
– Người không trực tiếp nuôi con: Có nghĩa vụ cấp dưỡng, được thăm con mà không ai được cản trở.
Ngoài ra, Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định thêm về các trường hợp bị cấm như sau:
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy, có 02 trường hợp người không trực tiếp nuôi con bị hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn:
– Lạm dụng việc thăm con để cản trở việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người còn lại.
– Lạm dụng việc thăm con để gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người còn lại.
Trong các trường hợp này, người đang trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người còn lại.
2. Đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con là gì?
Đơn yêu cầu hạn chế thăm nom con là mẫu đơn yêu cầu giải quyết về Việc dân sự nói chung, về việc hôn nhân và gia đình nói riêng và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Theo đó, cha, mẹ có thể nộp đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau ly hôn của người con lại tại một trong những Tòa án theo lãnh thổ và cấp Tòa sau đây:
+ Về Tòa án theo lãnh thổ:
– Tòa án nơi cha/mẹ của con chưa thành niên cư trú (thường trú + tạm trú), làm việc.
– Hoặc, Tòa án nơi người con cư trú (thường trú + tạm trú) theo quy định.
+ Về Tòa án theo Cấp:
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn của cha hoặc mẹ.
3. Hồ sơ yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con
+ Đơn yêu cầu giải quyết hạn chế quyền thăm nom con;
+ Bản sao quyết định ly hôn có chứng thực;
+ Bản sao CMND/CCCD vợ chồng có chứng thực;
+ Bản sao Giấy khai sinh của con có chứng thực;;
+ Chứng cứ chứng minh người không trực tiếp nuôi con đã có hành vi ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục con;
+ Các giấy tờ về thông tin cư trú, làm việc của Cha, mẹ, con có chứng thực.
4. Mẫu đơn yêu cầu hạn chế quyền năm nom con
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
“V/v hạn chế quyền thăm con sau ly hôn”
Kính gửi: Tòa án nhân dân…………………………………………………….. (1)
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: (2)………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: (3) ……………………………………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại (nếu có): ………………………………………………………….; Fax (nếu có):……………………………..
Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin trình bày với Tòa án nhân dân (1) ………………………………………………………………………việc như sau:
– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: (4) Yêu cầu hạn chế quyền thăm con của ông/bà…
– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên: (5)…
– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: (6) …
– Các thông tin khác (nếu có): (7) ……………………………………………………………………………………..
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu: (8)
Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.
……………….., ngày……tháng……năm…. (9)
NGƯỜI YÊU CẦU (10)
(ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn viết đơn:
1. Ghi tên loại việc dân sự cần yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự;
2. Ghi tên tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc;
3. Ghi rõ các thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD/hộ chiếu và một số giấy tờ khác cần thiết.
Nếu là cơ quan tổ chứ thì ghi tên của cơ quan tổ chức và tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan. Ghi rõ người đại diện theo pháp luật nếu có – ghi ngay sau tên riêng;
4. Ghi đầy đủ địa chỉ cư trú, nơi làm việc của người làm đơn tại thời điểm đó;
5. Trình bày rõ nội dung mà người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết;
6. Nêu rõ lý do, mục đích và căn cứ của của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
7. Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó;
8. Ngoài ra ghi rõ một số thông tin cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
9. Ghi rõ các nội dung chứng cứ kèm theo;
10. Ghi rõ họ và tên vào cuối đơn yêu cầu.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về Việc giải quyết hạn chế quyền tham nom con sau ly hôn và mẫu đơn đề nghị giải quyết hạn chế quyền của cha mẹ đối với con sau ly hôn. Nếu Quý khách hàng có bất kì khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Luật sư A&An ∼ Our work. Your success! ∼