Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

DOANH NGHIỆP CÓ ĐƯỢC PHÉP THUÊ NGƯỜI LAO ĐỘNG DƯỚI 18 TUỔI LÀM VIỆC?

Độ tuổi lao động là một trong những căn cứ quan trọng để xác định người lao động có đủ điều kiện ký hợp đồng hay không. Hiện nay vẫn còn nhiều đơn vị sử dụng lao động dưới 18 tuổi để thực hiện nhiều công việc khác nhau như một lẽ hiển nhiên theo quy luật cung cầu. Theo quy định hiện hành, người lao động dưới 18 tuổi chỉ được tuyển dụng vào những ngành nghề đặc thù mà Bộ luật Lao động 2019 đã công bố. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp được phép thuê người lao động dưới 18 tuổi làm việc? Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Lao động 2019;

– Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017;

– Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên;

– Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

1. Khái niệm về lao động chưa thành niên theo quy định pháp luật

Căn cứ theo Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 quy định về lao động chưa thành niên như sau:

– Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật lao động năm 2019.

– Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

– Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật lao động 2019.

Theo đó, hiện nay pháp luật lao động ghi nhận những người lao động dưới 18 tuổi là người lao động chưa thành niên.

2. Điều kiện sử dụng người lao động chưa thành niên

Căn cứ vào Khoản 4, Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng như sau:

“Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.”

Như vậy, pháp luật không cấm việc thuê người lao động dưới 18 tuổi, tuy nhiên đối với người trong độ tuổi này thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó. Đồng thời, việc sử dụng người lao động dưới 18 tuổi phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, cụ thể:

2.1. Đối với người lao động chưa đủ 15 tuổi

Thứ nhất, điều kiện khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi nói chung được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH cụ thể:

“Điều 3. Điều kiện sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc

Người sử dụng lao động phải tuân thủ Điều 145 của Bộ luật Lao động khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, với các quy định cụ thể sau:

1. Giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

2. Bố trí thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Lao động. Người chưa đủ 15 tuổi vừa làm việc vừa học tập hoặc có nhu cầu học tập thì việc bố trí thời giờ làm việc phải bảo đảm không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi.

3. Bố trí các đợt nghỉ giải lao cho người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Lao động.

4. Tuân thủ quy định về khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Lao động và Luật An toàn, vệ sinh lao động.”

Thứ hai, điều kiện riêng khi sử dụng người chưa đủ 13 tuổi quy định tại Khoản 6, Điều 3 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH thì nghiêm cấm việc người sử dụng lao động tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc cho mình nếu không đảm bảo các điều kiện sau:

– Các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi.

– Phải có sự đồng ý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

Thứ ba, điều kiện riêng khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi quy định tại Khoản 5, Điều 3 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

“5. Chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm công việc nhẹ khi công việc đó đáp ứng các điều kiện sau:

a) Là công việc có trong danh mục quy định tại Điều 8 của Thông tư này;

b) Nơi làm việc không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 147 của Bộ luật Lao động và khoản 2 Điều 9 của Thông tư này.”

2.2. Đối với người lao đồng từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

Theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật lao động 2019, nghiêm cấm người sử dụng người lao động thuê và sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm những công việc và làm ở những nơi sau:

– Thứ nhất, các công việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi bao gồm:

+ Việc tham gia phá, tháo dỡ các công trình xây dựng;

+ Hoạt động sản xuất và kinh doanh các loại rượu, bia, cồn, thuốc lá, các chất khác gây tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác theo quy định;

+ Công việc bảo dưỡng, bảo trì trang thiết bị, máy móc;

+ Sử dụng trong các công đoạn sản xuất, sử dụng, vận chuyển các khí gas, hóa chất và chất nổ;

+ Các công việc liên quan đến kim loại như thổi, nấu, cán, đúc, dập, hàn;

+ Hoạt động mang, vác hoặc nâng các vật nặng mà có khối lượng vượt quá thể trạng của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;

+ Đánh bắt thủy, hải sản xa bờ, lặn ở biển;

+ Các công việc khác mà gây tổn hại đến sự phát triển về nhân cách, thể lực, trí lực của người chưa thành niên.

– Thứ hai, những nơi cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc:

+ Các công trường xây dựng;

+ Môi trường làm việc ở dưới lòng đất, dưới nước, làm việc trong đường hầm hoặc trong hang động;

+ Tại các quán bar, sòng bạc, phòng hát karaoke, vũ trường, nhà nghỉ, khách sạn, các cơ sở xoa bóp, tắm hơi; những điểm kinh doanh về xổ số và kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử;

+ Tại các cơ sở thực hiện việc giết mổ gia súc;

+ Tại những nơi làm việc khác mà có cơ sở nếu làm việc ở đó sẽ gây tổn hại đến sự phát triển về nhân cách, thể lực, trí lực của người chưa thành niên.

3. Xử lý các hành vi vi phạm quy định về sử dụng người lao động chưa thành niên

3.1. Xử phạt vi phạm hành chính

Nếu người sử dụng lao động có các hành vi vi phạm về sử dụng lao động chưa thành niên thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 144 của Bộ luật Lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Sử dụng lao động chưa thành niên mà chưa có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên đó;

+ Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc mà: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; bố trí thời giờ làm việc ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi; không có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc; không tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần trong 06 tháng hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;

+ Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Điều 146 của Bộ luật Lao động;

+ Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm;

+ Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật Lao động;

+ Sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động hoặc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm quy định tại Điều 147 của Bộ luật Lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp thuê người lao động dưới 16 tuổi làm việc trái quy định pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng thì người sử dụng lao động có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “ Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi” theo quy định tại Điều 296, BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

“Điều 296. Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi

1. Người nào sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Làm chết người;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Căn cứ quy định trên, người sử dụng lao động dưới 16 tuổi làm việc trái quy định pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tù đến 12 năm.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về doanh nghiệp có được phép thuê người lao động dưới 18 tuổi làm việc. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An ∼ Our Work. Your Success!

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Nhà ở thương mại

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết
Các dự án đầu tư về Bất động sản
Những Dự án không cần cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư
Quyền nuôi con
Các trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm con sau khi Ly hôn
Hủy chứng khoán niêm yết
14 Trường hợp bắt buộc Huỷ bỏ niêm yết đối với Cổ phiếu của Công ty Đại chúng

LUẬT SƯ

Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
tòa án giải quyết ly hôn
TOÀ ÁN NÀO GIẢI QUYẾT LY HÔN, 02 THỦ TỤC LY HÔN
ls dn
LUẬT SƯ – KHÔNG CHỈ LÀ MỘT “BÁC SĨ” CỦA DOANH NGHIỆP

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Luật sư tư vấn Hợp đồng thuê Nhà
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên