Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

CHUYỂN ĐỔI, GIẢI THỂ PHÁP NHÂN LÀ GÌ

Pháp nhân là một tổ chức thỏa mãn các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Bên cạnh cá nhân, cơ quan, tổ chức khác, pháp nhân là một trong những chủ thể tham gia vào nhiều mối quan hệ, giao dịch hàng ngày. Vậy có khi nào pháp nhân có thể chuyển đổi từ hình thức này sang hình thức khác không? Trường hợp nào thì pháp nhân bị giải thể, chấm dứt tồn tại?  Bài viết dưới đây của Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về đề tài này.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Dân sự năm 2015.

– Luật Doanh nghiệp năm 2020.

1. Chuyển đổi pháp nhân

Theo Điều 92 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về chuyển đổi hình thức của pháp nhân, cụ thể như sau:

– Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.

– Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.

Như vậy, pháp nhân có thể chuyển đổi từ hình thức pháp nhân này thành hình thức pháp nhân khác. Việc chuyển đổi hình thức pháp nhân thường dựa trên tình hình thực tế của pháp nhân, dựa trên quyết định của chính pháp nhân hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường áp dụng đối với việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước).

Hậu quả pháp lý của việc chuyển đổi hình thức của pháp nhân:

– Pháp nhân chuyển đổi sẽ chấm đứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập.

– Pháp nhân chuyển đổi sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân chuyển đổi.

Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì các loại hình doanh nghiệp được chuyển đổi hình thức sau:

1.1. Từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần

a. Phương thức chuyển đổi

– Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;

– Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

– Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;

– Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các phương thức khác.

b. Hậu quả pháp lý

Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

1.2. Từ công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoặc từ 2 thành viên trở lên

a. Phương thức chuyển đổi

– Chuyển đổi công ty Cổ phần thành công ty TNHH MTV

– Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại;

– Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;

– Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông.

1.3. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

– Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;

– Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

– Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

– Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông;

– Kếthợp các phương thức trên hoặc phương thức khác.

b. Hậu quả pháp lý

Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

1.4. Từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh

a) Điều kiện chuyển đổi

Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp;

– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;

– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

b) Hậu quả pháp lý

Công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Giải thể pháp nhân

Giải thể pháp nhân là chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân với tư cách là chủ thể quan hệ pháp luật.

Căn cứ Điều 93, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy đình về giải thể pháp, pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Theo quy định của điều lệ;

b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.

Từ quy định trên, có thể hiểu pháp nhân giải thể khi:

– Theo quy định của điều lệ. Một trong những yêu cầu về nội dung cơ bản của điều lệ là phải có quy định về điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể pháp nhân (điểm l khoản 2 Điều 77 Bộ luật dân sự 2015). Do đó, khi đáp ứng các điều kiện đã được quy định tại điều lệ thì pháp nhân sẽ bị giải thể.

– Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là trường hợp pháp nhân bắt buộc phải giải thể do có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời gian hoạt động của pháp nhân cũng có thể được xác định trước trong điều lệ pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, khi thời hạn này kết thúc thì pháp nhân sẽ giải thể.

– Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Nếu pháp nhân là doanh nghiệp thì sẽ tuân theo quy định của Luật doanh nghiệp. Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì công ty giải thể trong các trường hợp sau:

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

– Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Như vậy, có thể hiểu việc giải thể pháp nhân do nhiều nguyên nhân như pháp nhân đó thực hiện xong nhiệm vụ; đạt được mục đích khi thành lập pháp nhân đó đặt ra; hoạt động của pháp nhân trái với mục đích khi thành lập gây thiệt hại đến lợi ích của xã hội, vi phạm các điều cấm của pháp luật hoặc sự tồn tại của pháp nhân không cần thiết nữa; khi thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ đã hết.

Khi pháp nhân giải thể phải có nghĩa vụ thanh toán tài sản theo quy định tại Điều 94, Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự:

– Chi phí giải thể pháp nhân;

– Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

– Nợ thuế và các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ quy định, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động. Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.

Trên đây là bài viết của Công ty Luật A&An về vấn đề chuyển đổi, giải thể pháp nhân. Nếu Quý khách hàng có bất kì khó khăn hay vướng mắc trong quá trình tham khảo và áp dụng pháp luật hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Nhà ở thương mại

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết
Các dự án đầu tư về Bất động sản
Những Dự án không cần cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư
Quyền nuôi con
Các trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm con sau khi Ly hôn
Hủy chứng khoán niêm yết
14 Trường hợp bắt buộc Huỷ bỏ niêm yết đối với Cổ phiếu của Công ty Đại chúng

LUẬT SƯ

Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
tòa án giải quyết ly hôn
TOÀ ÁN NÀO GIẢI QUYẾT LY HÔN, 02 THỦ TỤC LY HÔN
ls dn
LUẬT SƯ – KHÔNG CHỈ LÀ MỘT “BÁC SĨ” CỦA DOANH NGHIỆP

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Luật sư tư vấn Hợp đồng thuê Nhà
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên