Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ LÀ GÌ? MỘT NGƯỜI CÓ THỂ LÀM CHỦ TỊCH BAO NHIÊU CÔNG TY?

Chủ tịch Hội đồng quản trị là một chức danh quan trọng trong các công ty, vậy họ là ai? Tiêu chuẩn để làm Chủ tịch Hội đồng quản trị là gì? Và nếu bạn đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp của bạn hoặc đang làm cho công ty khác, bạn có thể tự hỏi mình có thể đồng thời làm Chủ tịch của bao nhiêu công ty?

Tìm hiểu tất cả những gì bạn cần biết với hướng dẫn hữu ích này từ Luật sư A&An qua bài viết sau đây, mời các bạn theo dõi.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn chi tiết hiện hành.

1. Trước hết, Chủ tịch hội đồng quản trị là gì

Trước hết, xin được lưu ý, chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị chỉ có trong loại hình Công ty cổ phần.

Theo quy định tại Khoản 24, Điều 4; Khoản 1, Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020: Chủ tịch Hội đồng quản trị là một trong những người quản lý doanh nghiệp. Chủ tịch Hội đồng quản trị là thành viên của Hội đồng quản trị, do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị.

Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc, trừ trường hợp đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty đại chúng hoặc; Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ).

Doanh nghiệp không phải doanh nghiệp nhà nước và do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

2. Người có đủ điều kiện làm chủ tịch Hội đồng quản trị

Chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu từ một trong các thành viên Hội đồng quản trị, do đó, tiêu chuẩn đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng tuân theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020 về tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị như sau:

a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp, cụ thể:

Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

c) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác;

d) Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

3. Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị và việc ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị

Theo quy định tại Khoản 3,  Điều 156 Luật Doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

 – Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

– Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;

– Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;

– Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;

– Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;

– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì phải ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có người được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng quản trị.

4. Chủ tịch Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế khi nào

Ngoài việc bị miễn nhiệm, bãi nhiệm bởi  Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị còn có thể bị miễn nhiệm, bãi nhiệm bởi Đại hội đồng cổ đông, cụ thể:

4.1. Miễn nhiệm

Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây:

  1. a) Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 155 của Luật Doanh nghiệp;
  2. b) Có đơn từ chức và được chấp thuận;
  3. c) Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.

4.1. Bãi nhiệm

Đại hội đồng cổ đông bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây:

  1. a) Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
  2. b) Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.

4.3. Khi xét thấy cần thiết, Đại hội đồng cổ đông quyết định thay thế thành viên Hội đồng quản trị; miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị ngoài trường hợp quy định tại khoản 4.1 và khoản 4.2 nêu trên.

5. Vậy một người có thể làm chủ tịch bao nhiêu công ty

Theo các quy định nêu trên đã nêu, xét thấy pháp luật hiện hành không có quy định hạn chế một người chỉ được làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của duy nhất một công ty. Do đó, họ có quyền đảm nhiệm đồng thời chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị ở nhiều công ty khác nhau. Tuy nhiên, giới hạn này có thể bị hạn chế, ràng buộc theo quy định trong Điều lệ của từng công ty đó.

Ví dụ, Điều lệ công ty có thể quy định nếu bạn đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của một công ty và muốn trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của một công ty khác thì bạn phải từ chức trước khi đảm nhận vai trò mới.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật A&An về Chủ tịch hội đồng quản trị. Nếu quý khách có bất kì khó khan hay vướng mắt trong quá trình tham khảo áp dụng quy định trên hay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết

LUẬT SƯ

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp Đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?