Việc kinh doanh và quản lý một công ty là công việc đầy khó khăn, thử thách và nhiều trường đòi hỏi ràng buộc về mặt trung thời gian của người đó cho doanh nghiệp.
Vậy theo pháp luật về doanh nghiệp thì một người có thể đảm nhiệm nhiều vai trò quản lý khác nhau được không, cụ thể trường hợp một người đang là Chủ hộ kinh doanh có thể đảm nhận vai trò giám đốc của một công ty khác thì được không?
Bài viết dưới đây Luật sư A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
1. Các vấn đề chung về Hộ kinh doanh
1.1. Khái niệm hộ kinh doanh
Hiện nay không có quy định nào định nghĩa về hộ kinh doanh. Tuy nhiên, tại Khoản 1, Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về hộ kinh doanh như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
1.2. Chủ hộ kinh doanh
Cũng theo Khoản 1, Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì chủ hộ kinh doanh là một trong các đối tượng sau:
– Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;
– Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
1.3. Ai được thành lập hộ kinh doanh
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:
– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Lưu ý:
+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh
2.1. Quyền của hộ kinh doanh cá thể
– Hộ kinh doanh cá thể được tự do kinh doanh các ngành nghề mà nhà nước cho phép.
– Chủ động chọn địa điểm, tìm kiếm thị trường và khách hàng kinh doanh.
– Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo ngành nghề kinh doanh và không vượt quá số lượng lao động mà hộ cá thể kinh doanh được sử dụng.
– Áp dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của hộ cá thể kinh doanh.
– Hộ cá thể kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo các quy định pháp luật.
– Chủ hộ kinh doanh có quyền tạm dừng hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh.
2.2. Nghĩa vụ của hộ kinh doanh cá thể
– Hộ kinh doanh cá thể không được phép kinh doanh các ngành nghề bị cấm. Trường hợp phát hiện hộ cá thể kinh doanh vi phạm sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật.
– Đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh của ngành nghề theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, tài chính theo quy định của pháp luật.
– Đảm bảo quyền lợi, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.
– Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa dịch vụ trước khi cung cấp ra thị trường theo đúng các tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
– Công khai đầy đủ các thông tin về hộ cá nhân kinh doanh: thời gian thành lập, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm kinh doanh, v.v.
– Cấp trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất, đồng thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh, v.v.
– Tuân thủ và thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh nhằm đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.
Bạn có thể tham khảo thêm:
- Luật sư tư vấn thường xuyên cho Doanh nghiệp
- Các trường hợp được Miễn lệ phí Môn bài?
- Thành viên Công ty TNHH có được thành lập DNTN?
3. Vậy Chủ hộ kinh doanh có thể làm Giám đốc công ty khác không?
Căn cứ Khoản 3, Điều 80, Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Như vậy, các cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Vậy trừ những loại hình và điều kiện nêu trên, Chủ hộ kinh doanh vẫn được phép tham gia thành lập góp vốn vào những loại hình doanh nghiệp khác bao gồm: Công ty TNHH, Công ty cổ phần.
Về điều kiện làm người quản lý là Giám đốc của các doanh nghiệp khác như đã nêu, Chủ hộ kinh doanh tuân thủ theo các quy định về điều kiện tại Luật Doanh nghiệp, theo đó:
a. Đối với Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty TNHH
+ Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp.
+ Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
+ Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định 02 mục trên và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.
b. Đối với Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty Cổ phần
+ Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp.
+ Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.
+ Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
+ Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.
+ Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư A&An về vấn đề vấn đề chủ hộ kinh doanh có thể làm giám đốc công ty khác không.
Nếu Quý Khách hàng có bất kì khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.