Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ TAI NẠN KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ TỪ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG?

Trong quá trình lao động, những rủi ro hay tai nạn bất ngờ là điều không mong muốn nhưng lại có tỉ lệ xảy ra rất cao vào bất cứ lúc nào. Tai nạn lao động được hiểu là những tai nạn làm tổn thương cho bất cứ bộ phận nào của cơ thể, thậm chí là gây tử vong cho người lao động. Trong trường hợp người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện sẽ được giải quyết cho hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm xã hội. Đồng thời, người lao động còn được hưởng mức hỗ trợ từ người sử dụng lao động, trừ một số trường hợp nhất định. Vậy hiện nay theo quy định của pháp luật có những trường hợp nào người lao động bị tai nạn lao động nhưng không được hưởng chế độ hỗ trợ từ người sử dụng lao động? Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Xin mời các bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý:

Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;

– Nghị định số 57/2022/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.

1. Tai nạn lao động là gì

Căn cứ Khoản 8 Điều 3 của Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định:

“8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Pháp luật quy định về tai nạn lao động nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động trong quá trình làm việc. Khi bị tai nạn lao động, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi từ chế độ tai nạn lao động. Cụ thể, quyền lợi này bao gồm những chế độ từ phía Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và phía người sử dụng lao động. Các quyền lợi từ phía Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và người sử dụng lao động sẽ được thực hiện để đảm bảo rằng người lao động bị tai nạn sẽ nhận được sự hỗ trợ tài chính và điều trị y tế cần thiết để phục hồi và tái hòa nhập vào công việc sau tai nạn lao động.

2. Quy định về mức hỗ trợ TNLĐ từ người sử dụng lao động

2.1. Thanh toán chi phí cấp cứu, sơ cứu

Người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán chi phí cấp cứu, sơ cứu cho người lao động bị tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 1, 2, Điều 38, Luật an toàn vệ sinh lao động 2015:

“1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;”

2.2. Thanh toán tiền lương trong thời gian người lao động bị TNLĐ

Căn cứ Khoản 3, Điều 38, Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

2.3. Bồi thường cho người bị tai nạn lao động

Căn cứ Khoản 4, Điều 38, Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra với mức như sau:

– Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

– Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2.4. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động

Căn cứ Khoản 5, Điều 38, Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định:

– Trường hợp người bị tai nạn lao động mà lỗi do chính người lao động gây ra thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thường cho người lao động với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.

Ngoài ra, người sử dụng lao động phải giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật.

3. Các trường hợp người lao động bị tai nạn lao động nhưng không được hưởng chế độ hỗ trợ từ người sử dụng lao động

Theo Khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định về các trường hợp không được giải quyết trợ cấp tai nạn lao động như sau:

“1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật An toàn, vệ sịnh lao động 2015 nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:

a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Theo đó:

– Bị tai nạn do mâu thuẫn với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động: Nếu tai nạn xảy ra do mâu thuẫn cá nhân, xung đột không liên quan đến công việc, thì người lao động sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động.

– Bị tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe của bản thân: Nếu người lao động gây ra tai nạn do cố ý tự hủy hoại sức khỏe của mình, ví dụ như tự làm tổn thương cơ thể, tự gây tai nạn, thì họ không được hưởng trợ cấp tai nạn lao động.

– Bị tai nạn do sử dụng ma túy, chất gây nghiện trái với quy định của pháp luật: Nếu tai nạn xảy ra do người lao động sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác vi phạm quy định của pháp luật, thì họ sẽ không được hưởng trợ cấp tai nạn lao động. Các chất ma túy và chất gây nghiện được xác định dựa trên Danh mục chất ma túy và tiền chất được ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 60/2020/NĐ-CP.

Các trường hợp trên không được giải quyết trợ cấp tai nạn lao động nhằm đảm bảo tính công bằng và trách nhiệm của người lao động trong việc tuân thủ quy định về an toàn, vệ sinh lao động và tránh các tình huống gây tổn thương bản thân một cách cố ý hoặc vi phạm quy định pháp luật.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về các trường hợp mà người lao động bị tai nạn không được hưởng chế độ tai nạn lao động. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết

LUẬT SƯ

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Quy định Án phí Tranh chấp Đất đai - Công ty Luật A&An
Án phí về Tranh chấp Đất đai
Đơn kiện tranh chấp đất đai viết thế nào? - Công ty Luật A&An
Đơn kiện Tranh chấp Đất đai viết thế nào?
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai - Công ty Luật A&An
Cách viết Di chúc Thừa kế Đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai
Thủ tục hoà giải tranh chấp Đất đai
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?