Công ty Luật A&An
"Our work. your success"

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU NHƯ THẾ NÀO?

Ngày nay khi xác lập giao dịch dân sự các bên thường phát sinh nhiều tranh chấp. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc hạn chế về kiến thức pháp luật dẫn đến nhiều hệ quả không đáng có. Khi tham gia xác lập những giao dịch dân sự mà không đảm bảo các điều kiện theo quy định pháp luật sẽ dẫn đến giao dịch đó vô hiệu. Khi một giao dịch dân sự vô hiệu thì không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền cũng như nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Các bên sẽ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và trả lại cho nhau những gì đã nhận. Và bên gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu. Trong bài viết này, Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu. Sau đây là bài viết chi tiết.

Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

1. Thế nào là hợp đồng vô hiệu?

Căn cứ điều 122 Bộ luật dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu là Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật DS 2015 thì vô hiệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy khi xác lập giao dịch hoặc ký kết các hợp đồng dân sự mà các bên không đáp ứng được đầy đủ một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 nêu trên thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu. 

Về nguyên tắc, khi hợp đồng vô hiệu thì không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

2. Bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu như thế nào?

Khi giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, tuy nhiên bên gây ra lỗi phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu mà không phải do lỗi của bên nào cả thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Tại khoản 4 Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hậu quả pháp lý về giao dịch dân sự vô hiệu, cụ thể như sau:

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Mức bồi thường thiệt hại cụ thể là bao nhiêu thì do các bên thỏa thuận, trường hợp các bên không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu. Khi đó, Tòa án xác định mức bồi thường dựa trên thiệt hại thực tế xảy ra và mức độ lỗi của chủ thể gây thiệt hại đó.

Người có quyền có thể yêu cầu người có lỗi dẫn đến hợp đồng vô hiệu phải bồi thường những thiệt hại mà lẽ ra khi hợp đồng có hiệu lực mình sẽ được hưởng. Hình thức bồi thường có thể là vật chất hoặc tinh thần.

Những phân tích trên cho thấy, bồi thường thiệt hại được quy định trên cơ sở xác định lỗi do chủ thể nào gây ra và xác định được thiệt hại xảy ra trên thực tế khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu. Bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu được xem là một trong những chế định nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bị thiệt hại do hành vi lỗi của chủ thể còn lại gây ra, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của mình.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về vấn đề Bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu và các vấn đề pháp lý liên quan. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Luật sư A&An Our Work. Your Success!

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết này:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
VK
Bài viết cùng chuyên mục
Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Nhà ở thương mại

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên
Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ và điều kiện cho thuê nhà ở công vụ theo quy định mới nhất
Trái phiếu doanh nghiệp
Các điều kiện phát hành Trái phiếu Doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp Tư nhân
Đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp chủ doanh nghiệp chết
Các dự án đầu tư về Bất động sản
Những Dự án không cần cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư
Quyền nuôi con
Các trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm con sau khi Ly hôn
Hủy chứng khoán niêm yết
14 Trường hợp bắt buộc Huỷ bỏ niêm yết đối với Cổ phiếu của Công ty Đại chúng

LUẬT SƯ

Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng
Luật sư Ly hôn tại Đà Nẵng - Luật sư A&An
Ảnh Bìa (Website) (1)
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản công ty?
Ảnh Bìa (Website)
Hành vi Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
tòa án giải quyết ly hôn
TOÀ ÁN NÀO GIẢI QUYẾT LY HÔN, 02 THỦ TỤC LY HÔN
ls dn
LUẬT SƯ – KHÔNG CHỈ LÀ MỘT “BÁC SĨ” CỦA DOANH NGHIỆP

BẢN TIN PHÁP LUẬT

Những tài sản nào phải đứng tên chung vợ chồng?
Những tài sản chung nào phải đứng tên vợ chồng?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Bố mẹ có được cho tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia không?
Tài sản trước hôn nhân có được phân chia khi ly hôn không?
Chế độ một vợ một chồng - Công ty Luật A&An
Quy định 01 vợ 01 chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
LƯU Ý HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Luật sư tư vấn Hợp đồng thuê Nhà
Nhà ở thương mại
Các Điều kiện Mua, Bán, Chuyển nhượng Hợp đồng Nhà ở Thương mại
tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết Tranh chấp Đất đai tại Miền Trung, Tây Nguyên