Trong hoạt động kinh doanh, đôi khi các doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn về tài chính dẫn đến không còn khả năng thanh toán nợ, không thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh.
Khi không thể trả nợ đúng hạn, thiếu vốn để hoạt động dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa thu và chi, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp này, phá sản là một giải pháp cho các doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ và ngăn ngừa rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thủ tục phá sản doanh nghiệp cũng có những quy định riêng mà doanh nghiệp cần phải tuân thủ.
Bài viết dưới đây Công ty Luật A&An sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về ai có quyền yêu cầu phá sản và quy định mới về thủ tục phá sản doanh nghiệp như thế nào? Sau đây là nội dung chi tiết.
MỤC LỤC
- Căn cứ pháp lý
- 1. Trước hết, ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
- 1.1. Chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- 1.2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- 1.3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- 1.3. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- 2. Chủ thể có nghĩa vụ tự nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- 3. Một số quy định mới về thủ tục phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản 2014
- 3.1. Về phạm vi áp dụng
- 3.2. Định nghĩa “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán” và thời điểm nộp đơn yêu cầu
- 3.3. Về các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- 3.4. Thủ tục giải quyết phá sản rút gọn
- 3.5. Xem xét đơn đề nghị, kiến nghị theo thủ tục đặc biệt đối với quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
- 3.6. Một số điểm mới khác
- 1. Trước hết, ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
- Luật sư A&An ∼ Our Work. Your Success!
Căn cứ pháp lý
1. Trước hết, ai có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Theo quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014 về người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, cụ thể như sau:
1.1. Chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Chủ thể là chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ở đây là chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần. Khi doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với khoản nợ của mình, Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần sẽ có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Quy định này tạo điều kiện cho các chủ nợ không có bảo đảm và các chủ nợ có bảo đảm một phần có cơ hội lựa chọn thủ tục thích hợp, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi doanh nghiệp, hợp tác xã rơi vào khủng hoảng tài chính và mất đi khả năng thanh toán.
Thời điếm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần là hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
1.2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở tủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp. Có thể thấy, Luật phá sản 2014 có quy định thêm hai đối tượng.
Đó là công đoàn cơ sở và công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp (Đối với những nơi không có công đoàn cấp cơ sở), quy định mới này đã ngăn ngừa bất cập trong Luật phá sản 2004 khi chỉ quy định là người lao động cử người đại diện nộp đơn.
Thời điểm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của những chủ thể này. Là thời điểm hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
1.3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thong trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phàn mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
Có thể thấy chủ thể là cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có hai loại:
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông cũng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp công ty cổ phần mất khả năng thanh toán, nhưng phải tuân theo quy định của Điều lệ công ty.
Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ thể này là thời điểm công ty cổ phần mất khả năng thanh toán, tức là công ty cổ phần không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
1.3. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Đối tượng áp dụng ở đây chỉ có thể là hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã vì chỉ có hai đối tượng này mới tồn tại thành viên hợp tác xã. Và hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.
Thời điểm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Đó là thời điểm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Tức là thời điểm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ khi đến hạn thanh toán.
Có thể Bạn quan tâm:
- Luật sư tư vấn Kinh doanh Thương mại;
- Pháp luật về Hộ kinh doanh;
- Những điểm mới của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022.
2. Chủ thể có nghĩa vụ tự nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Luật phá sản năm 2014 quy định các chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Thứ nhất: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Thứ hai: Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Thời điểm phát sinh nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, không trả được các khoản nợ đến hạn.
3. Một số quy định mới về thủ tục phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản 2014
3.1. Về phạm vi áp dụng
Luật Phá sản 2004 quy định hiệu lực của luật phá sản áp dụng “khi giải quyết phá sản đối với Doanh nghiệp, Hợp tác xã hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, thì Luật Phá sản năm 2014 đã thu hẹp phạm vi áp dụng chỉ đối với Doanh nghiệp, Hợp tác xã được thành lập trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3.2. Định nghĩa “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán” và thời điểm nộp đơn yêu cầu
Luật Phá sản năm 2014 quy định rằng: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.”. Khác với luật Phá sản năm 2004 chỉ quy định chung “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”.
3.3. Về các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
So với Luật Phá sản 2004, Luật Phá sản 2014 quy định theo hướng mở rộng phạm vi và tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để đảm bảo quyền lợi của mình.
Theo Luật Phá sản 2004, người lao động phải nộp đơn thông qua đại diện, với luật mới, người lao động có quyền tự mình nộp đơn mà không cần phải thông qua đại diện…
3.4. Thủ tục giải quyết phá sản rút gọn
Theo quy định mới, trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 5 Luật Phá sản 2014 mà Doanh nghiệp, Hợp tác xã mất khả năng thanh toán, không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì nộp đơn ghi rõ yêu cầu Tòa án giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn.
Đơn yêu cầu mở thụ tục phá sản và các tài liệu kèm theo phải đúng quy định tại Điều 28 Luật Phá sản 2014 và có đầy đủ căn cứ chứng minh Doanh nghiệp, Hợp tác xã không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Đối với trường hợp này, thủ tục phá sản được giải quyết nhanh chóng. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Tòa án thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản về việc Tòa án giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn, Tòa án xem xét, tuyên bố Doanh nghiệp, Hợp tác xã phá sản hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường và thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết.
3.5. Xem xét đơn đề nghị, kiến nghị theo thủ tục đặc biệt đối với quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Đây cũng là thủ tục mới mà Luật Phá sản 2004 không có. Cụ thể:
– Về thủ tục nộp đơn: Người tham gia thủ tục phá sản, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
– Về thẩm quyền xem xét đơn: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
– Về căn cứ xem xét: Tòa án xem xét đơn đề nghị, kiến nghị theo thủ tục đặc biệt khi có một trong hai căn cứ sau:
+ Có vi phạm nghiêm trọng pháp luật về phá sản;
+ Phát hiện tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định tuyên bố phá sản mà Tòa án nhân dân, người tham gia thủ tục phá sản không thể biết được khi Tòa án nhân dân ra quyết định.
3.6. Một số điểm mới khác
– Người yêu cầu có thể nộp đến Tòa qua đường bưu điện, ngày nộp đơn tính từ ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
– Bổ sung phương án thương lượng giữa các bên trước khi Tòa thụ lý đơn yêu cầu của chủ nợ, trước đây không quy định.
– Người nộp đơn phải nộp lệ phí phá sản cho THA Dân sự và tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do TAND mở tại ngân hàng.
– Các giao dịch bị coi là vô hiệu khi được thực hiện trong vòng 06 tháng trước ngày TAND thụ lý đơn, luật trước đây quy định chỉ 03 tháng.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật sư A&An về vi có quyền yêu cầu phá sản, những điểm mới của Luật Phá sản 2014 và các vấn đề liên quan.
Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc trong quá trình tham khảo và áp dụng quy định trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0911092191 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Luật sư A&An ∼ Our Work. Your Success!